Trong ngôi làng này, người biểu tình Hong Kong đã dựng các phòng thay đồ, chỗ thuê lều, trạm cứu thương và cử người tuần tra canh gác.
Theo Reuters, hành động này cho thấy người biểu tình Hong Kong quyết tâm bám trụ cho đến khi những yêu cầu của họ được đáp ứng.
Những hàng rào tạm bợ ban đầu để ngăn cảnh sát bắn đạn hơi cay giờ đã được thay thế bằng một khu làng có cả nước uống, WiFi và máy phát điện dùng để sạc điện thoại di động, chiếu sáng và loa phóng thanh.
“Đây là một công trình vừa mới được chúng tôi nghĩ ra”, anh George Wong, một kiến trúc sư 31 tuổi cho biết, “khi trời mưa, hàng chục người đổ ra ngoài lấy bạt che phủ khu vực học tập của chúng tôi chỉ trong vòng 15 phút”.
Người biểu tình cho biết, khu làng trên đường phố tại quận Admiralty này được họ dựng lên và dù không được tổ chức một cách chuyên nghiệp nhưng họ vẫn cử ra các đội đảm nhiệm an ninh và chăm sóc y tế. Các đội này chia làm 3 ca làm việc cả ngày.
Anh Alvin L, một hướng dẫn viên trượt tuyết làm việc tại Vancouver, là một thành viên đội tự vệ và được trang bị máy bộ đàm và còi.
“Các đội của chúng tôi chia sẻ thông tin với nhau. Chúng tôi vạch ra một tuyến cảnh giới để xem có bao nhiêu cảnh sát xuất hiện tại đây. Nếu ai đó thổi còi, chúng tôi biết họ ở đâu để điều thêm người đến đó” anh Alvin L. nói.
Trong khi đó, đội y tế của họ có tới hơn 200 người làm việc tại 4 trạm chính tại quận Admiralty. Ngoài ra còn có 40 tình nguyện viên làm việc tại nhiều trạm cung cấp giấy vệ sinh, nước sạch, cà phê và thực phẩm đặt rải rác trong quận.
Cô Beatrice Chiu cho biết, chỉ cần cung cấp thẻ căn cước của mình, người biểu tình có thể dễ dàng thuê một số lều trại tại đây.
Các lều lớn được sử dụng cho nhiều người làm ca sáng và bàn chải và kem đánh răng được để sẵn ở ngoài cửa.
Gần đó có một tấm bảng quảng cáo thông tin về các lớp học miễn phí dạy tiếng Hàn hoặc cơ khí và tôn giáo.
Một số nhân viên văn phòng ngồi trong lều uống trà, trong khi nhiều người biểu tình ra ngoài đọc sách báo và tin tức trên điện thoại.
“Sau khi đi làm về, tôi thường về nhà tắm và quay lại đây vào lúc đêm”, cô Karen Tsang, một giáo viên nói trong khi kéo khóa đóng cửa lều của mình để đi làm.
Người biểu tình cho biết khu làng này là do họ tự dựng lên bằng tiền túi của mình cùng với tiền của một số doanh nhân ủng hộ họ. Ngoài ra, một số người cũng sẵn sàng cung cấp thực phẩm cho họ.
“Chúng tôi không nhận tiền của mọi người. Bất kỳ ai cũng có thể ủng hộ các nhu yếu phẩm cho chúng tôi. Kể cả các tiếp viên hàng không cũng có thể mang xà phòng và giấy vệ sinh cho chúng tôi”, anh Alvin L. nói và cho biết người biểu tình rất coi trọng việc bảo vệ môi trường.
Trong khi đó, nghệ sỹ Wong đang hướng dẫn chi tiết các tái chế một phần một cái chai nhựa bằng cách gỡ nhãn mác, bỏ nắp và đập dẹp nó để đội tái chế đến thu gom.
“Chúng tôi đang giúp đỡ lẫn nhau và tự động viên nhau. Ví dụ như khi trời mưa to, chúng tôi cùng nhau dựng vải bạt che chắn”, anh Wong nói.
Theo VOV
Theo Reuters, hành động này cho thấy người biểu tình Hong Kong quyết tâm bám trụ cho đến khi những yêu cầu của họ được đáp ứng.
Những hàng rào tạm bợ ban đầu để ngăn cảnh sát bắn đạn hơi cay giờ đã được thay thế bằng một khu làng có cả nước uống, WiFi và máy phát điện dùng để sạc điện thoại di động, chiếu sáng và loa phóng thanh.
“Đây là một công trình vừa mới được chúng tôi nghĩ ra”, anh George Wong, một kiến trúc sư 31 tuổi cho biết, “khi trời mưa, hàng chục người đổ ra ngoài lấy bạt che phủ khu vực học tập của chúng tôi chỉ trong vòng 15 phút”.
Một lều trại dựng tạm trong khu làng của người biểu tình Hong Kong |
Người biểu tình cho biết, khu làng trên đường phố tại quận Admiralty này được họ dựng lên và dù không được tổ chức một cách chuyên nghiệp nhưng họ vẫn cử ra các đội đảm nhiệm an ninh và chăm sóc y tế. Các đội này chia làm 3 ca làm việc cả ngày.
Anh Alvin L, một hướng dẫn viên trượt tuyết làm việc tại Vancouver, là một thành viên đội tự vệ và được trang bị máy bộ đàm và còi.
“Các đội của chúng tôi chia sẻ thông tin với nhau. Chúng tôi vạch ra một tuyến cảnh giới để xem có bao nhiêu cảnh sát xuất hiện tại đây. Nếu ai đó thổi còi, chúng tôi biết họ ở đâu để điều thêm người đến đó” anh Alvin L. nói.
Video cảnh sát Hong Kong dọn dẹp đường phố
Trong khi đó, đội y tế của họ có tới hơn 200 người làm việc tại 4 trạm chính tại quận Admiralty. Ngoài ra còn có 40 tình nguyện viên làm việc tại nhiều trạm cung cấp giấy vệ sinh, nước sạch, cà phê và thực phẩm đặt rải rác trong quận.
Cô Beatrice Chiu cho biết, chỉ cần cung cấp thẻ căn cước của mình, người biểu tình có thể dễ dàng thuê một số lều trại tại đây.
Các lều lớn được sử dụng cho nhiều người làm ca sáng và bàn chải và kem đánh răng được để sẵn ở ngoài cửa.
Gần đó có một tấm bảng quảng cáo thông tin về các lớp học miễn phí dạy tiếng Hàn hoặc cơ khí và tôn giáo.
Một số nhân viên văn phòng ngồi trong lều uống trà, trong khi nhiều người biểu tình ra ngoài đọc sách báo và tin tức trên điện thoại.
Video cảnh sát Hong Kong xịt hơi cay người biểu tình
“Sau khi đi làm về, tôi thường về nhà tắm và quay lại đây vào lúc đêm”, cô Karen Tsang, một giáo viên nói trong khi kéo khóa đóng cửa lều của mình để đi làm.
Người biểu tình cho biết khu làng này là do họ tự dựng lên bằng tiền túi của mình cùng với tiền của một số doanh nhân ủng hộ họ. Ngoài ra, một số người cũng sẵn sàng cung cấp thực phẩm cho họ.
“Chúng tôi không nhận tiền của mọi người. Bất kỳ ai cũng có thể ủng hộ các nhu yếu phẩm cho chúng tôi. Kể cả các tiếp viên hàng không cũng có thể mang xà phòng và giấy vệ sinh cho chúng tôi”, anh Alvin L. nói và cho biết người biểu tình rất coi trọng việc bảo vệ môi trường.
Trong khi đó, nghệ sỹ Wong đang hướng dẫn chi tiết các tái chế một phần một cái chai nhựa bằng cách gỡ nhãn mác, bỏ nắp và đập dẹp nó để đội tái chế đến thu gom.
“Chúng tôi đang giúp đỡ lẫn nhau và tự động viên nhau. Ví dụ như khi trời mưa to, chúng tôi cùng nhau dựng vải bạt che chắn”, anh Wong nói.
Theo VOV
Bình luận