• Zalo

Người bị nạn ở Anh được cứu hộ thế nào?

Thế giớiThứ Tư, 07/08/2013 02:38:00 +07:00Google News

(VTC News) - Lực lượng Cứu hộ và Tìm kiếm (SARF) của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) luôn sẵn sàng cứu trợ 24h trong ngày.

(VTC News) - Lực lượng Cứu hộ và Tìm kiếm (SARF) của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) luôn sẵn sàng đáp ứng cứu trợ 24h trong ngày trong nước và trên toàn thế giới.

SARF ra đời với vai trò chính là cứu hộ nhân viên của Không quân Hoàng gia Anh, nhưng trong thời bình, lực lượng này còn tham gia giải cứu các sự cố khác.

Máy bay trực thăng của Lực lượng Tìm kiếm và Cứu hộ Không quân Hoàng gia Anh 

Trung bình 1 năm, đội tìm kiếm cứu nạn có thể thực hiện hơn 1000 vụ cứu hộ. SARF đã giải quyết rất nhiều vụ việc khác nhau từ giúp đỡ người đi lạc đến các cuộc cứu trợ quy mô lớn như lũ lụt ở Boscastle, Cornwall, Anh năm 2004.

Với bất kì thử thách nào, SARF đều phải đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng và kịp thời vì tất cả đều phụ thuộc vào sự hỗ trợ của lực lượng này.

SARF có 2 đội phục vụ dân sự và 4 đội phục vụ quân sự, tạo thành lực lượng Tìm kiếm và Cứu hộ thống nhất của Anh.
Cứu người gặp nạn trên sông nước 

Đối với các sự cố xảy ra trong nước, đội cứu hộ sẽ đảm bảo có mặt tại hiện trường trong vòng nhiều nhất là một tiếng vào ban ngày và một tiếng rưỡi vào ban đêm.

Đội cũng tham gia cứu hộ ở các quốc gia khác như Cộng hòa Síp và quần đảo Falkland.

Tháng 7/1988 xảy ra vụ nổ và cháy giàn khoan dầu mỏ lớn nhất Biển Bắc  Piper Alpha. Đây là cuộc cứu hộ có quy mô lớn nhất mà Không quân Hoàng gia Anh từng thực hiện. 
Mặc dù có 167 người thiệt mạng, nhưng với sự dũng cảm và bề dày kinh nghiệm, đội đã  giải thoát được 62 người.

Tháng 3/2000, do mưa lớn ở miền nam châu Phi, Mozambique bị lũ lụt tàn phá. Máy bay trực thăng là phương án cứu hộ và phân phát viện trợ duy nhất. 
Phi đội 33 của RAF đã chỉ đạo 4 máy bay trực thăng Puma tham gia cứu trợ toàn cầu. Trong quá trình cứu nạn từ ngày 5/3 đến 19/3, Pumas đã hoạt động hết công suất với 350 giờ bay để đưa 563 người đến nơi an toàn và phân phát 425 tấn vật tư.

Tháng 8/2004, đội tìm kiếm cứu nạn  của Không quân Hoàng gia đã có mặt đầu tiên trong trận lũ Boscastle ở Cornwall. Dù thời tiết xấu và tầm nhìn hạn chế nhưng máy bay trực thăng Sea King vẫn cứu thoát  tất cả dân thường, trong đó có một bé gái 15 tháng và bố mẹ bị mắc kẹt trong ôtô.

Đối với cứu hộ trên biển, SARF sử dụng Nimrods, thiết bị gắn radar tìm kiếm và cho hình ảnh nhiệt để phục vụ các hoạt động và công việc giám sát biển từ xa vào ban đêm.

Năm 2005, RAF cho ra mắt hệ thống đa cảm biến (MSS) với khả năng quan sát trong bán kính 800m, ngay cả khi đang bay ở độ cao 9.000m.

Bốn đội Tìm kiếm và cứu hộ trên núi được bố trí ở căn cứ Kinloss, gần Inverness; Leuchars, gần St Andrews; Leeming, ở Yorkshire và thung lũng phía Bắc xứ Wales của RAF. Mỗi đội có 7 nhân viên chủ chốt và 30 quân tình nguyện viên Không quân Hoàng gia.

Các phi công  của SARF được đào tạo đáp ứng những tình huống cấp bách trong 24h và có thể nhận tất cả cuộc gọi để đảm bảo các thiết bị và máy bay trực thăng luôn trong tư thế sẵn sàng. Lực lượng SAR còn được rèn luyện thể lực tốt nên có thể tìm kiếm và cứu hộ trên một địa bàn rộng lớn.

Hải Yến

Bình luận
vtcnews.vn