Cây ngũ gia bì là loại cây nhỏ, cao 2-8m. Vỏ cây màu xám, cành nhỏ có lỗ bì. Lá kép hình chân vịt, mọc so le, có 6 – 8 lá chét, cuống lá dài 8-30cm, lá chét nguyên hình trứng, đầu nhọn hay hơi tù, dài 7 – 17cm, rộng 3 – 6cm.
Theo y học cổ truyền, ngũ gia bì có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu. Trong dân gian, ngũ gia bì thường được sử dụng để chữa cảm sốt, họng sưng đau, thấp khớp, đau nhức xương khớp, vết thương sưng đau…
Công dụng của cây ngũ gia bì đối với sức khỏe con người
Tăng cường hệ miễn dịch
Cây ngũ gia bì có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể như tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng, tăng nhanh sự hình thành kháng thể, làm tăng trọng lượng của lách. Thuốc còn có tác dụng kháng virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch
Tác dụng đuổi muỗi
Cây Ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm và khử được khí độc Formaldehyd trong nhà.
Cách đuổi muỗi tự nhiên này đã giúp tránh không phải dùng bơm xịt muỗi (chứa hoá chất bốc hơi hắc, ít nhiều có độc hại) lại không mất công, tốn tiền mua thuốc.
Các bài thuốc từ ngũ gia bì
Các khớp sưng đau kéo dài, hạn chế vận động
Ngũ gia bì 16g, trinh nữ 16g, bưởi bung 16g, nam tục đoạn 20g, ngải diệp 16g, cát căn 16g, đổ nước 4 bát. Sắc còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa phong thấp đau nhức xương, giúp ăn ngủ ngon, tăng lực
Bột ngũ gia bì 100g ngâm trong 1.000ml rượu, hàng ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
Chữa lở ngứa eczema
Lá ngũ gia bì, bạch chỉ, cây cỏ dĩ, rễ gấc, tỳ giải, thổ phục linh các vị bằng nhau: 20g. Sắc uống ngày một thang. Uống ngày 2 lần vào sáng và tối. Uống trong 7 ngày.
Trị bệnh cước khí chân tay sưng đau
Vỏ rễ cây ngũ gia bì, lõi thông, hạt cau, củ gấu, tía tô, chỉ xác, ké đầu ngựa mỗi vị 8-16g, sắc uống 3 lần trong ngày, uống đến khi khỏi bệnh.
Trị phụ nữ cơ thể suy nhược: Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, Xích thược, Đương quy đều 40g. Tán bột. Ngày uống hai lần, mỗi lần 4g
Video: Sự thật kinh hoàng đằng sau những gói bim bim que ngon, rẻ trước cổng trường.
Bình luận