• Zalo

Ngư dân trẻ Lý Sơn: Biển như máu thịt, về bờ nhớ biển

Thời sựThứ Năm, 22/05/2014 07:52:00 +07:00Google News

(VTC News) - Đối với ngư dân trẻ Lý Sơn (Quảng Ngãi), ai nấy đều được sinh ra trong những gia đình nhiều đời đi biển, biển như máu thịt, về bờ thì nhớ biển.

(VTC News) - Đối với ngư dân trẻ Lý Sơn (Quảng Ngãi), ai nấy đều được sinh ra trong những gia đình nhiều đời đi biển, biển như máu thịt, về bờ thì nhớ biển.

Thế hệ trẻ không thờ ơ

Sau chuyến đi biển dài ngày trở về từ Hoàng Sa, ngư dân Nguyễn Chí Thạnh (34 tuổi, ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi), chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu QNg 96084 TS, đang cùng các ngư dân khẩn trương chuẩn bị cho chuyến vươn khơi mới.

Mười bốn lao động đang ở tuổi sung sức, căng đầy nhiệt huyết sẵn sàng đạp sóng biển ra Hoàng Sa.

Ngư dân, Hoàng Sa, Lý Sơn, vượt biển, bám biển
Các thế hệ trẻ ngư dân Lý Sơn sẵn sàng vươn khơi bám biển 
“Tất cả đều ở độ tuổi mười tám đôi mươi, đang mong chờ được ra nơi vùng biển ấy, nguy hiểm rình rập, đe dọa tính mạng nhưng ai cũng muốn trực chỉ Hoàng Sa”, thuyền trưởng Nguyễn Chí Thạnh nói.

“Nguy hiểm lắm, bất cứ lúc nào tàu Trung Quốc cũng có thể xuất hiện rồi tấn công, đập phá, cướp tài sản của bà con ngư dân mình, nhưng tất cả ngư dân đều một lòng vươn biển.

Nếu so với những tàu cá khác thì tàu của tôi có số lao động thanh niên trong độ tuổi 18-25 đông nhất. Tuy kinh nghiệm nghề biển, kinh nghiệm sông nước chưa nhiều, nhưng sự cần cù, tháo vát và độ dẻo dai, bền bỉ, tinh thần quả cảm vì Tổ quốc không bao giờ thiếu.

Đừng nghĩ thế hệ trẻ thờ ơ. Điều đó hoàn toàn không phải. Họ có tình yêu mãnh liệt với biển đảo, Tổ quốc và sẵn sàng vươn khơi để trở thành những cột mốc sống trên biển”, thuyền trưởng Nguyễn Chí Thạnh tâm sự.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Cùng với tàu cá QNg 96084 TS, mấy ngày nay, mặc dù vùng biển Hoàng Sa “dậy sóng”, nhưng cầu cảng cá Lý Sơn luôn tấp nập tàu thuyền ra vào. Hàng chục tàu cá sau nhiều ngày bám biển Hoàng Sa nay lại cập đảo.

Việc Trung Quốc đưa và hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng biển của Việt Nam trong những ngày qua luôn được ngư dân cập nhật. Sự ngang ngược của Trung Quốc càng khiến người dân thêm yêu biển, yêu Tổ quốc.

Ngư dân, Hoàng Sa, Lý Sơn, vượt biển, bám biển
Tiếp tục vươn khơi 
Ngư dân Bùi Thu (28 tuổi, trú thôn Đông, xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) bộc bạch: “Xong chương trình phổ thông trung học là em quyết định nối nghiệp gia đình ra biển. Gần 10 năm bám biển Hoàng Sa, không ít lần em bị tàu Trung Quốc xua đuổi, tấn công và cướp tài sản khi đang khai thác.

Biển của mình, ngư trường của mình nhưng bị kẻ khác đến tấn công. Uất lắm, nhưng càng uất, càng căm phẫn, thì tình yêu đối với biển đảo, chủ quyền càng được hun đúc, khiến lớp lớp ngư dân trẻ như chúng em càng thêm quyết tâm vươn khơi, bám biển”.


Biển là máu thịt


Tiếp nối thế hệ cha ông, hàng ngàn ngư dân trẻ huyện đảo Lý Sơn tiếp tục đi trên những chiếc tàu cá vượt trùng khơi ra với Hoàng Sa.

Đang bận rộn với việc sửa chữa lại tàu cá bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá cướp ngư lưới cụ, ngư dân Huỳnh Văn Lắm (30 tuổi, trú thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn), thuyền trưởng tàu cá QNg 96011 TS bày tỏ: “Đối với ngư dân trẻ Lý Sơn chúng tôi, ai nấy đều được sinh ra trong những gia đình nhiều đời đi biển. Biển như máu thịt, về bờ thì nhớ biển nên dù ngoài ấy nhiều rủi ro, sóng gió, bão tố… nhưng không lúc nào tiếng sóng biển tắt trong tâm trí chúng tôi.
Ngư dân, Hoàng Sa, Lý Sơn, vượt biển, bám biển
Cá lại về đầy khoang 
Nay thêm việc Trung Quốc xâm phạm trái phép lãnh hải của ta, rồi ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông càng khiến tiếng vọng biển cả càng lớn, thôi thúc ngư dân đạp sóng vươn biển giữ Hoàng Sa”.

>>Xem thêm video Trung Quốc ngang ngược áp lệnh cấm đánh bắt cá:



“Sự có mặt của những ngư dân trẻ ở Hoàng Sa vào thời điểm này không chỉ là trách nhiệm đối với thế hệ cha ông mà còn là tấm gương của lớp hậu sinh. Đó là trách nhiệm của người con đất Việt đối với quê hương, Tổ quốc”, ông Lê Khuân, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã An Vĩnh tâm sự.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến
Theo thống kê của nghiệp đoàn nghề cá tại Lý Sơn, hiện nghiệp đoàn nghề cá An Hải và An Vĩnh có khoảng hơn 1 ngàn đoàn viên đang tham gia đánh bắt xa bờ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Trong số đó có đến 70% ngư dân có độ tuổi dưới 30 tuổi.

Việc vươn khơi làm ăn của những ngư dân trẻ trên biển đã góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Văn Mịnh
Bình luận
vtcnews.vn