(VTC News) - Ngư dân Lý Sơn “tố” Trung Quốc đang “giương đông kích tây” khi một mặt hạ đặt giàn khoan tại khu vực biển Hoàng Sa, một mặt cho xây dựng căn cứ quân sự tại Trường Sa.
Vừa trở về sau phiên biển thứ ba, ngư dân Dương Minh Thạnh, chủ tàu cá QNg 96509 TS (trú thôn Tây xã An Hải, Lý Sơn) cho biết: “Khi đánh bắt trên biển, từ đầu năm đến nay chúng tôi thấy sự xuất hiện bất thường của nhiều tàu Trung Quốc di chuyển trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Vừa trở về sau phiên biển thứ ba, ngư dân Dương Minh Thạnh, chủ tàu cá QNg 96509 TS (trú thôn Tây xã An Hải, Lý Sơn) cho biết: “Khi đánh bắt trên biển, từ đầu năm đến nay chúng tôi thấy sự xuất hiện bất thường của nhiều tàu Trung Quốc di chuyển trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Không chỉ tàu bình thường mà có cả tàu quân sự, tàu vận tải, xà lan hút cát công suất lớn có mặt tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Không những thế, trên các tàu này còn có rất nhiều phương tiện máy móc khác như cần cẩu, máy ủi… ngày đêm triển khai việc hút cát bồi đắp đảo Gạc Ma và 2 đảo chìm mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1988 tại quần đảo Trường Sa”.
“Theo tôi thấy, trên đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng, bọn chúng đã hoàn thành việc đắp cát mở rộng diện tích và đang xây dựng công trình quân sự với sân bay và cảng biển nằm phía Tây Nam đảo Gạc Ma. Các bãi đá ngầm còn lại Trung Quốc cũng đang khẩn trương hút cát bồi đắp, thả cục tiêu sóng”, ông Thạnh mô tả.
Theo ông Thạnh cùng nhiều ngư dân Lý Sơn, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan và liên tục gây hấn tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam chỉ là hành động “giương đông kích tây” của Trung Quốc nhằm thu hút sự tập trung và đánh lừa dư luận trong và ngoài nước. Phía sau của các hành vi trên là xây dựng khu quân sự tại khu vực một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã xâm chiếm trái phép trước đó.
Không những thế, trên các tàu này còn có rất nhiều phương tiện máy móc khác như cần cẩu, máy ủi… ngày đêm triển khai việc hút cát bồi đắp đảo Gạc Ma và 2 đảo chìm mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1988 tại quần đảo Trường Sa”.
Ngư dân Lý Sơn vươn khơi tố cáo Trung Quốc 'giương đông, kích tây' |
“Theo tôi thấy, trên đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng, bọn chúng đã hoàn thành việc đắp cát mở rộng diện tích và đang xây dựng công trình quân sự với sân bay và cảng biển nằm phía Tây Nam đảo Gạc Ma. Các bãi đá ngầm còn lại Trung Quốc cũng đang khẩn trương hút cát bồi đắp, thả cục tiêu sóng”, ông Thạnh mô tả.
Video Trung Quốc hung hăng đâm tàu Việt Nam:
Theo ông Thạnh cùng nhiều ngư dân Lý Sơn, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan và liên tục gây hấn tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam chỉ là hành động “giương đông kích tây” của Trung Quốc nhằm thu hút sự tập trung và đánh lừa dư luận trong và ngoài nước. Phía sau của các hành vi trên là xây dựng khu quân sự tại khu vực một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã xâm chiếm trái phép trước đó.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Còn ngư dân Nguyễn Thanh Lâm, chủ tàu cá QNg 96318 TS, ở thôn Tây An Hải cho rằng: “Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974. Hiện nay, các đảo nổi tại Hoàng Sa được Trung Quốc xây dựng các công trình quân sự, do đó việc đặt giàn khoan trong vùng biển này chỉ là động thái “tung hỏa mù” để đẩy nhanh việc xây dựng khu căn cứ tại Trường Sa để thực hiện mưu đồ hiện thực hóa đường lưỡi bò nham hiểm.
Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá An Hải (Lý Sơn) lo ngại về hành vi bất thường của Trung Quốc trên biển Đông |
Đồng quan điểm với ông Thạnh và ông Lâm, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá An Hải (Lý Sơn) lo lắng: “Theo thông tin các tàu cá báo về, hành động của Trung Quốc là bất thường. Chưa bao giờ Trung Quốc lại tập trung lực lượng tàu và phương tiện lớn như vậy tại Trường Sa, phải chăng họ đang thực hiện chiêu bài “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” bất chấp luật pháp quốc tế để đạt được mục đích trong vấn đề đòi hỏi chủ quyền do mình đề ra. Và để thực hiện hành vi này, Trung Quốc sẵn sàng uy hiếp, tấn công tàu cá của của ngư dân Việt Nam khi đánh bắt trên vùng biển Tổ quốc”.
Mịnh Văn
Bình luận