Ngày 24/2/1987, các nhà thiên văn Oscar Dhalde và Ian Shelton đã chứng kiến một cảnh tượng lạ thường trên đỉnh một ngọn núi Chile: một ngôi sao mới trên bầu trời đêm. Tuy nhiên ngay sau đó, họ nhận ra đó là không phải là một ngôi sao mới mà đúng hơn là một cú va chạm có thể dẫn tới sự diệt vong.
Khi đó, năng lượng chính của ngôi sao trước đây có tên gọi là Sanduleak, và hiện tại có tên gọi là SN 1987A đang suy yếu dần và dưới lực hấp dẫn của chính ngôi sao khiến nó phát nổ. Các mảnh vỡ của ngôi sao bắn ra ngoài với sức mạnh bằng 100 triệu lần Mặt Trời.
Đây không chỉ là siêu tân tinh được thấy hàng trăm năm, mà còn là lần đầu tiên các nhà thiên văn ghi lại một sự kiện như vậy bằng dụng cụ công nghệ hiện đại.
Mỗi tháng một lần trong suốt hơn 20 năm qua, kính thiên văn Hubble đã chụp ảnh SN 1987A và sóng truyền của nó. Các nhà thiên văn tiếp tục ghi lại những hình ảnh này thành hình ảnh động để xem quá trình hoạt động của chúng.
Video: NASA công bố chấn động về hệ Mặt Trời có thể có sự sống
Bình luận