(VTC News) - Người dân, tổ chức chỉ cần ngồi ở nhà gửi và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu điện.
Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu điện diễn ra ngày 26/4 có nhiều nội dung quan trọng.
Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu điện diễn ra ngày 26/4 có nhiều nội dung quan trọng.
Theo đó, dự thảo Quyết định gồm 17 điều để điều chính cơ chế tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu điện và những vấn đề pháp lý có liên quan.
Khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định mới này, cá nhân, tổ chức chỉ cần ngồi ở nhà vấn có thể gửi và nhận hồ sơ hành chính từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua dịch vụ bưu điện - Ảnh: MK |
Trong đó, cho phép tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn gửi hồ sơ hoặc nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu điện; quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết định cũng quy định về nguyên tắc quyền lựa chọn của tổ chức, cá nhân trong việc nộp phí, lệ phí thủ tục hành chính thông qua dịch vụ bưu điện như chuyển khoản đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính; chuyển khoản hoặc nộp phí, lệ phí trực tiếp cho tổ chức bưu điện để chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.
Theo tính toán sơ bộ của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2015, đã thực hiện 9 triệu hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả qua đường bưu điện (các TTHC liên quan đến cấp chứng minh nhân dân, cấp phiếu lý lịch tư pháp, hộ chiếu, giấy phép lái xe, bảo hiểm xã hội...), đã tiết kiệm cho người dân tối thiểu 1.602 tỷ đồng.
Theo tính toán sơ bộ của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2015, đã thực hiện 9 triệu hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả qua đường bưu điện (các TTHC liên quan đến cấp chứng minh nhân dân, cấp phiếu lý lịch tư pháp, hộ chiếu, giấy phép lái xe, bảo hiểm xã hội...), đã tiết kiệm cho người dân tối thiểu 1.602 tỷ đồng.
Bởi tổng chi phí khi trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại nơi giải quyết TTHC là trên 1.836 tỷ đồng, nhưng nếu sử dụng dịch vụ của bưu điện thì chi phí xã hội chỉ phải bỏ ra trên 234 tỷ đồng (bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp liên quan đến giải quyết TTHC.
Việc triển khai tiếp nhận, trả kết quả qua dịch vụ bưu điện không những tạo thuận lợi cho người dân, hạn chế nguy cơ tham nhũng mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ công ích, khẳng định uy tín và vai trò của ngành Bưu điện đối với dịch vụ công.
Video: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chia tay Chính phủ
Minh Khang
Bình luận