Ngôi làng kỳ lạ: Cấm gái chưa chồng dùng điện thoại di động

Thế giớiThứ Ba, 23/02/2016 07:40:00 +07:00

Một ngôi làng ở bang Gujarat, Ấn Độ vừa ra lệnh cấm phụ nữ chưa lập gia đình được sở hữu điện thoại di động.

Một ngôi làng ở bang Gujarat, Ấn Độ vừa ra lệnh cấm phụ nữ chưa lập gia đình được sở hữu điện thoại di động đồng thời treo thưởng cho những ai cung cấp thông tin về việc sử dụng trái phép.

Chiến dịch “số hóa Ấn Độ” của chính phủ nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của đất nước và “trao quyền sử dụng kỹ thuật số cho công dân” dường như chưa được phổ cập tại làng Suray, nơi những phụ nữ chưa chồng bị áp đặt một lệnh cấm dùng điện thoại di động.
Các cô gái chưa có gia đình ở làng Suray, Ấn Độ sẽ không được chụp ảnh selfie như thế này nữa
Các cô gái chưa có gia đình ở làng Suray, Ấn Độ sẽ không được chụp ảnh selfie như thế này nữa 
"Tại sao con gái cần điện thoại di động? Mạng Internet thật lãng phí thời gian và tiền bạc đối với một cộng đồng trung lưu như chúng ta. Các cô gái nên tận dụng tốt thời gian của mình để học tập hoặc làm những công việc khác," Devshi Vankar, người đứng đầu làng Suray tuyên bố.

Làng Suray, thuộc khu vực tỉnh Mahesana – quê hương của Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi, đã bắt đầu đưa lệnh cấm trên vào thực thi từ ngày 12/2.

Theo đó, một phụ nữ chưa lập gia đình sẽ bị phạt 2100 Rs (31 USD) nếu bị phát hiện dùng hoặc sở hữu điện thoại di dộng. Trong trường hợp người thân muốn liên lạc với cô gái, chính quyền chấp nhận một sự ngoại lệ khi cho phép cô gái có thể mượn điện thoại từ cha mẹ mình.

Giới chức làng cũng trao thưởng 200 Rs (2,91 USD) cho những người báo cáo về tình trạng sử dụng điện thoại di động trái phép.

Trao đổi với tờ Hindustan Times, ông Vankar cho hay toàn bộ 2500 người dân làng đều đồng thuận và “hoan nghênh” lệnh cấm trên. Lệnh cấm đối với nữ giới có hiệu lực ngay sau chiến dịch chống “rượu chè” được áp dụng với giới mày râu của làng.

“Việc đàn ông uống rượu và phụ nữ dùng di động gây ra nhiều xáo trộn trong xã hội. Các cô gái trẻ thường dễ mất sai lầm và điều này có thể phá vỡ gia đình, làm rạn nứt nhiều mối quan hệ. Lệnh cấm hoàn toàn là ý tưởng của người dân làng,” Raikarnji Thakor, người đứng đầu cộng đồng phía bắc bang Gujarat bình luận về lệnh cấm.

Nguồn:
Infonet
Bình luận
vtcnews.vn