(VTC News) - Sẽ có từ 20 – 30 vệt sao băng/giờ vào đêm 21, rạng sáng 22/10 tới. Địa điểm lý tưởng để ngắm mưa sao băng Tráng Sĩ là ở đâu?
Orionids được bắt nguồn từ một sao chổi nổi tiếng mang tên Halley. Để được đắm mình trong trận mưa sao băng này, người quan sát nên hướng về bầu trời phía Đông, nơi có chòm sao Orion đã mọc lên và sẽ tiếp tục lên cao dần cho tới sáng.
Chòm sao này rất dễ nhận ra bởi cái thắt lưng nổi tiếng là 3 ngôi sao sáng thẳng hàng và cách đều nhau tạo thành một đoạn thẳng rất đặc biệt trên bầu trời, gần đó là hai ngôi sao sáng nổi bật của chòm sao này là Betelgeuse và Rigel.
Để độc giả hiểu rõ hơn về trận mưa sao băng này, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Phường – Tổng thư ký Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam.
- Thưa ông, trận mưa sao băng này bắt nguồn từ đâu?
Mưa sao băng là hiện tượng xảy ra khi Trái đất của chúng ta đi vào những đám bụi và những đám bụi này vốn là tàn dư của những sao chổi. Khi Trái đất đi vào những đám bụi này, những hạt bụi có kích thước khác nhau sẽ lao vào bầu khí quyển của Trái đất với vận tốc 30 – 50 km/giây.
Với vận tốc lớn như vậy, chúng sẽ nén các phần tử không khí ở phía trước, làm cho nhiệt độ tăng lên hàng nghìn độ C và những hạt này sẽ bốc cháy. Chúng sẽ bị bốc cháy ở độ cao từ 60 – 100 km so với mặt đất. Khi chúng bốc cháy sẽ tạo thành mưa sao băng.
Nói cách khác, khi chúng ta nhìn lên bầu trời, thấy sao băng tưởng nó ở gần ta, nhưng thực ra nó cách chúng ta từ 60 – 100 km.
Nguồn gốc của trận mưa sao băng Tráng Sĩ (Orionids) tới đây là do Trái đất sẽ đi qua tàn dư của sao chổi mang tên Halley.
- Thời điểm quan sát trận mưa sao băng này tốt nhất là khi nào?
Thời điểm quan sát tốt nhất là vào khoảng 0 giờ sáng ngày 21/10. Thời điểm này chòm sao Orion ở khá cao trên bầu trời, ở phía Đông.
- Vị trí đẹp nhất để ngồi quan sát mưa sao băng là ở đâu?
Khi quan sát mưa sao băng, chúng ta có thể ngồi ở bất cứ đâu. Chỉ cần bạn chọn được một vị trí thoáng đãng, tốt nhất là xa ánh đèn đường phố và ngồi ở một nơi mà ta có thể quan sát bầu trời ở khoảng rộng nhất.
Trận mưa sao băng Tráng Sĩ tới đây chưa phải là trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm, chỉ ở mức trung bình thôi. Sẽ có từ 20 – 30 vệt sao băng/giờ trong suốt khoảng thời gian từ 0 giờ rạng sáng 22/10. Bình quân phải khoảng 2 phút chúng ta mới nhìn thấy 1 vệt sao băng trên bầu trời.
Chính vì nó không nhiều như vậy và sao băng cũng chỉ xuất hiện trong tích tắc (một phần mấy giây đồng hồ thôi) nên chúng ta phải ngồi ở một nơi rất thoáng đãng mới ngắm được.
- Những lưu ý đối với người quan sát trận mưa sao băng này là gì thưa ông?
Khi ngắm sao băng vào rạng sáng ngày 22/10 tới đây, bạn không cần dùng tới ống nhòm làm gì cả.
Khi quan sát, chúng ta không nên chỉ chăm chú nhìn vào chùm sao Orion mà nên nhìn một vùng trời rộng hơn quanh chòm sao này.
Mưa sao băng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nên chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, tôi xin lưu ý với các bạn rằng, giờ đang là lúc giao mùa nên khi ngắm sao bằng vào lúc khuya như vậy, các bạn nên giữ ấm cho cơ thể để tránh bị cảm lạnh…
Do phải tới 2 phút mới có một vệt sao băng nên khi quan sát, bạn cần hết sức kiên nhẫn.
- Từ giờ tới cuối năm, sẽ còn có trận mưa sao băng nào lớn và đẹp hơn Tráng Sĩ nữa không?
Trận mưa sao băng tới đây chỉ ở mức trung bình mà thôi. Tháng 12 tới sẽ có trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm.
Trong tháng tới, vào ngày 17 – 18 theo dự báo sẽ có trận mưa sao băng Leonids (Sư tử) với mật độ là 40 vệt/giờ.
Đến tháng 12, sẽ có trận mưa sao băng Geminisd (Song Tử) – được đánh giá là đẹp nhất trong năm với nhiều sao băng lung linh sắc màu.
Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
Tại Việt Nam, vào đêm 21, rạng sáng ngày 22/10 tới, người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng lớn nhất trong năm mang tên Tráng Sĩ (Orionids).
Orionids được bắt nguồn từ một sao chổi nổi tiếng mang tên Halley. Để được đắm mình trong trận mưa sao băng này, người quan sát nên hướng về bầu trời phía Đông, nơi có chòm sao Orion đã mọc lên và sẽ tiếp tục lên cao dần cho tới sáng.
Chòm sao này rất dễ nhận ra bởi cái thắt lưng nổi tiếng là 3 ngôi sao sáng thẳng hàng và cách đều nhau tạo thành một đoạn thẳng rất đặc biệt trên bầu trời, gần đó là hai ngôi sao sáng nổi bật của chòm sao này là Betelgeuse và Rigel.
Để độc giả hiểu rõ hơn về trận mưa sao băng này, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Phường – Tổng thư ký Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam.
- Thưa ông, trận mưa sao băng này bắt nguồn từ đâu?
Mưa sao băng là hiện tượng xảy ra khi Trái đất của chúng ta đi vào những đám bụi và những đám bụi này vốn là tàn dư của những sao chổi. Khi Trái đất đi vào những đám bụi này, những hạt bụi có kích thước khác nhau sẽ lao vào bầu khí quyển của Trái đất với vận tốc 30 – 50 km/giây.
Với vận tốc lớn như vậy, chúng sẽ nén các phần tử không khí ở phía trước, làm cho nhiệt độ tăng lên hàng nghìn độ C và những hạt này sẽ bốc cháy. Chúng sẽ bị bốc cháy ở độ cao từ 60 – 100 km so với mặt đất. Khi chúng bốc cháy sẽ tạo thành mưa sao băng.
Nói cách khác, khi chúng ta nhìn lên bầu trời, thấy sao băng tưởng nó ở gần ta, nhưng thực ra nó cách chúng ta từ 60 – 100 km.
Nguồn gốc của trận mưa sao băng Tráng Sĩ (Orionids) tới đây là do Trái đất sẽ đi qua tàn dư của sao chổi mang tên Halley.
Nguồn gốc của trận mưa sao băng Tráng Sĩ (Orionids) tới đây là do Trái đất sẽ đi qua tàn dư của sao chổi mang tên Halley (Ảnh chỉ có tính minh họa: Internet) |
- Thời điểm quan sát trận mưa sao băng này tốt nhất là khi nào?
Thời điểm quan sát tốt nhất là vào khoảng 0 giờ sáng ngày 21/10. Thời điểm này chòm sao Orion ở khá cao trên bầu trời, ở phía Đông.
- Vị trí đẹp nhất để ngồi quan sát mưa sao băng là ở đâu?
Khi quan sát mưa sao băng, chúng ta có thể ngồi ở bất cứ đâu. Chỉ cần bạn chọn được một vị trí thoáng đãng, tốt nhất là xa ánh đèn đường phố và ngồi ở một nơi mà ta có thể quan sát bầu trời ở khoảng rộng nhất.
Trận mưa sao băng Tráng Sĩ tới đây chưa phải là trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm, chỉ ở mức trung bình thôi. Sẽ có từ 20 – 30 vệt sao băng/giờ trong suốt khoảng thời gian từ 0 giờ rạng sáng 22/10. Bình quân phải khoảng 2 phút chúng ta mới nhìn thấy 1 vệt sao băng trên bầu trời.
Chính vì nó không nhiều như vậy và sao băng cũng chỉ xuất hiện trong tích tắc (một phần mấy giây đồng hồ thôi) nên chúng ta phải ngồi ở một nơi rất thoáng đãng mới ngắm được.
|
Khi ngắm sao băng vào rạng sáng ngày 22/10 tới đây, bạn không cần dùng tới ống nhòm làm gì cả.
Khi quan sát, chúng ta không nên chỉ chăm chú nhìn vào chùm sao Orion mà nên nhìn một vùng trời rộng hơn quanh chòm sao này.
Mưa sao băng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nên chúng ta hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, tôi xin lưu ý với các bạn rằng, giờ đang là lúc giao mùa nên khi ngắm sao bằng vào lúc khuya như vậy, các bạn nên giữ ấm cho cơ thể để tránh bị cảm lạnh…
Do phải tới 2 phút mới có một vệt sao băng nên khi quan sát, bạn cần hết sức kiên nhẫn.
- Từ giờ tới cuối năm, sẽ còn có trận mưa sao băng nào lớn và đẹp hơn Tráng Sĩ nữa không?
Trận mưa sao băng tới đây chỉ ở mức trung bình mà thôi. Tháng 12 tới sẽ có trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm.
Trong tháng tới, vào ngày 17 – 18 theo dự báo sẽ có trận mưa sao băng Leonids (Sư tử) với mật độ là 40 vệt/giờ.
Đến tháng 12, sẽ có trận mưa sao băng Geminisd (Song Tử) – được đánh giá là đẹp nhất trong năm với nhiều sao băng lung linh sắc màu.
Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
Bình luận