Bé trai 'văng khỏi bụng mẹ' Nguyễn Quốc Huy và cha là anh Nguyễn Văn Nam, vượt lên vụ tai nạn khủng khiếp với gần tháng trời cấp cứu trong nhiều bệnh viện, đã về nhà ông bà ngoại ở ấp Kinh Đào, xã Phú Thuận (Thoại Sơn, An Giang) trưa 18/11.
Chiếc xe cứu thương của Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) chở anh Nam và cháu Huy bon bon rồi dừng lại trước cổng nhà ông bà Nguyễn Văn Khoảnh. Nhiều người chờ đợi đã lâu, lâu lắm lúc ấy ùa ra. Bầu trời Thoại Sơn bỗng như sáng hơn, ấm hơn trong tiếng chào hỏi xôn xao và nước mắt. Nước mắt vui mừng hạnh phúc xen lẫn buồn đau không ai có thể cầm được!
Cháu Huy được dì ruột ôm vào lòng, trong tấm khăn rộng. Chân phải cháu đã bị cắt cụt cứ chòi đạp, buộc dì ruột đưa ngón tay giữ lấy và tay kia nâng chéo khăn để che nắng. Đôi mắt tròn xoe trong veo nhìn dì, nhìn cảnh vật xung quanh.
Còn anh Nguyễn Văn Nam xuống xe với đôi nạng gỗ, lập cập, lập cập đi trên con đường tráng bê tông bên những luống rau xanh. Anh cũng bị mất chân phải trong vụ tai nạn, nay băng vẫn trắng xóa. Chân trái run rẩy, do vết thương chân phải còn đau, anh lại chưa quen đi nạng gỗ nên nhích từng bước khó khăn. Có người muốn giúp đỡ nhưng anh ra hiệu để tự anh.
Đây là nhà cha mẹ vợ, anh đã thuộc lòng từng góc. Vào sân, vào nhà, giữa người thân chan chứa nước mắt, anh đi thẳng đến bàn thờ có di ảnh và khói hương nghi ngút. Anh đứng lặng, trân trân nhìn rồi bật ra tiếng khóc: “Ngọc ơi, anh và con trai của mình đã về nè!”. Xung quanh chợt lặng phắc!
Buổi sáng ngày 25/10, anh chở vợ Nguyễn Thị Kim Ngọc, 27 tuổi, trên chiếc xe máy đến bệnh viện chuẩn bị cho vợ vượt cạn. Hôm nay về lại chỉ có anh và con trai, mỗi người mất một chân, còn chị Ngọc đã thành người thiên cổ. Cái buổi sáng ngỡ là hạnh phúc lại biến thành tai họa ấy, khi anh chở chị đi trên Quốc lộ 91, qua khóm Trung An, phường Mỹ Thới (TP Long Xuyên, An Giang) thì bị chiếc xe trộn bê tông 67L-7753, từ phía sau húc tới.
Chị Ngọc tử vong tại chỗ, thai nhi trong bụng mẹ văng ra đường đứt một bàn chân và anh Nam cũng bị nghiền nát chân phải. Ngày tang thương cách nay gần tháng, bà con xa gần đã đến ngôi nhà này để chia buồn, tiễn đưa chị Ngọc về đất.
Anh Nam vốn rắn rỏi, giỏi chịu đựng thế mà giờ đứng trước bàn thờ vợ run lẩy bẩy mãi, không thắp được nén hương, phải có người giúp đỡ. Láng giềng của anh Nam là ông Nguyễn Văn Chiểu, 85 tuổi, bước vội ra ngoài, tay lau nước mắt: “Thấy cảnh thằng Nam thì thầm với vợ, không thể chịu được”. Người láng giềng lớn tuổi này, từ ngày xảy ra vụ tai nạn, không ngày nào không sang chia sẻ nỗi buồn.
Ấm áp quê ngoại
Vợ chồng ông ngoại Nguyễn Văn Khoảnh và bà Thái Thanh Nga bàng hoàng khi tai nạn ập đến với gia đình con gái và con rể quá bất ngờ, khủng khiếp. Vừa lo an táng con gái vừa lo nuôi bệnh con rể và cháu ngoại sơ sinh.
Bà Nga kể: “Vợ chồng tôi vội chia các con gái, con rể cùng với anh chị sui gia đến các bệnh viện chăm sóc, nuôi dưỡng gia đình thằng Nam. Nhóm thì ở bệnh viện tỉnh, nhóm thì lên TP.HCM rồi sau đó nhóm trực ở Bệnh viện Chợ Rẫy, nhóm trực bên Bệnh viện Nhi đồng 1. Vất vả không nói mà lo lắng thì nhiều. May nhờ được bà con chòm xóm và cả làng, cả nước cứu giúp nên mất mát dịu bớt phần nào”.
Mấy ngày này, cha con anh Nam về, nhiều người đến thăm hỏi thì cũng là lúc gia đình tổ chức cúng bốn tuần cho sản phụ xấu số. Gia đình ông Khoảnh càng đông người. Cháu bé sơ sinh Nguyễn Quốc Huy nằm ọ ẹ trong nôi, nhận được không ngớt lời nựng nịu. Con gái đầu lòng của anh Nam là cháu Nguyễn Thị Kim Huyền 5 tuổi, quấn quýt bên em trai.
Dì Năm của bé Huy là chị Nguyễn Thị Kim Oanh, tạm gác việc học đại học để lên TP.HCM gần tháng và bây giờ lại về nhà để chăm sóc cháu.
Cháu Huy được dì ruột ôm vào lòng, trong tấm khăn rộng. Chân phải cháu đã bị cắt cụt cứ chòi đạp, buộc dì ruột đưa ngón tay giữ lấy và tay kia nâng chéo khăn để che nắng. Đôi mắt tròn xoe trong veo nhìn dì, nhìn cảnh vật xung quanh.
Cháu Huy trong vòng tay dì và chị gái. |
Còn anh Nguyễn Văn Nam xuống xe với đôi nạng gỗ, lập cập, lập cập đi trên con đường tráng bê tông bên những luống rau xanh. Anh cũng bị mất chân phải trong vụ tai nạn, nay băng vẫn trắng xóa. Chân trái run rẩy, do vết thương chân phải còn đau, anh lại chưa quen đi nạng gỗ nên nhích từng bước khó khăn. Có người muốn giúp đỡ nhưng anh ra hiệu để tự anh.
Đây là nhà cha mẹ vợ, anh đã thuộc lòng từng góc. Vào sân, vào nhà, giữa người thân chan chứa nước mắt, anh đi thẳng đến bàn thờ có di ảnh và khói hương nghi ngút. Anh đứng lặng, trân trân nhìn rồi bật ra tiếng khóc: “Ngọc ơi, anh và con trai của mình đã về nè!”. Xung quanh chợt lặng phắc!
Buổi sáng ngày 25/10, anh chở vợ Nguyễn Thị Kim Ngọc, 27 tuổi, trên chiếc xe máy đến bệnh viện chuẩn bị cho vợ vượt cạn. Hôm nay về lại chỉ có anh và con trai, mỗi người mất một chân, còn chị Ngọc đã thành người thiên cổ. Cái buổi sáng ngỡ là hạnh phúc lại biến thành tai họa ấy, khi anh chở chị đi trên Quốc lộ 91, qua khóm Trung An, phường Mỹ Thới (TP Long Xuyên, An Giang) thì bị chiếc xe trộn bê tông 67L-7753, từ phía sau húc tới.
Anh Nam (trái) bên bàn thờ vợ. |
Chị Ngọc tử vong tại chỗ, thai nhi trong bụng mẹ văng ra đường đứt một bàn chân và anh Nam cũng bị nghiền nát chân phải. Ngày tang thương cách nay gần tháng, bà con xa gần đã đến ngôi nhà này để chia buồn, tiễn đưa chị Ngọc về đất.
Anh Nam vốn rắn rỏi, giỏi chịu đựng thế mà giờ đứng trước bàn thờ vợ run lẩy bẩy mãi, không thắp được nén hương, phải có người giúp đỡ. Láng giềng của anh Nam là ông Nguyễn Văn Chiểu, 85 tuổi, bước vội ra ngoài, tay lau nước mắt: “Thấy cảnh thằng Nam thì thầm với vợ, không thể chịu được”. Người láng giềng lớn tuổi này, từ ngày xảy ra vụ tai nạn, không ngày nào không sang chia sẻ nỗi buồn.
Ấm áp quê ngoại
Vợ chồng ông ngoại Nguyễn Văn Khoảnh và bà Thái Thanh Nga bàng hoàng khi tai nạn ập đến với gia đình con gái và con rể quá bất ngờ, khủng khiếp. Vừa lo an táng con gái vừa lo nuôi bệnh con rể và cháu ngoại sơ sinh.
Bà Nga kể: “Vợ chồng tôi vội chia các con gái, con rể cùng với anh chị sui gia đến các bệnh viện chăm sóc, nuôi dưỡng gia đình thằng Nam. Nhóm thì ở bệnh viện tỉnh, nhóm thì lên TP.HCM rồi sau đó nhóm trực ở Bệnh viện Chợ Rẫy, nhóm trực bên Bệnh viện Nhi đồng 1. Vất vả không nói mà lo lắng thì nhiều. May nhờ được bà con chòm xóm và cả làng, cả nước cứu giúp nên mất mát dịu bớt phần nào”.
Dì Năm của bé Huy là chị Nguyễn Thị Kim Oanh, tạm gác việc học đại học để lên TP.HCM gần tháng và bây giờ lại về nhà để chăm sóc cháu.
Bà ngoại tiếp khách và lo việc nhà, lâu lâu chạy vô nựng yêu cháu, thay tã, cho cháu uống sữa. Bé Huy gương mặt khôi ngô, mắt tròn cứ nhìn quanh. Hơi ấm quê ngoại dưới cái nắng Thoại Sơn ru bé ngủ ngon. Chị Oanh nói: “Các bác sĩ dặn dò rất kỹ việc chăm sóc cháu do vết thương cắt chân chưa lành, tuyệt đối phòng nhiễm trùng. Nhờ trời, về quê ngoại cháu rất ngoan, ăn ngủ được”.
Rộn ràng không khí ấm áp quê hương khiến anh Nam cũng khỏe ra. Anh kể, về quê sức khỏe bình phục nhanh hơn. Nỗi đau vết thương và nỗi đau mất vợ phần nào nguôi ngoai khi bên cạnh có con gái, con trai, bà con làng xóm. Anh nhìn ra vườn rau xanh: “Bây giờ tôi cũng chưa tính được cho tương lai, đợi vết thương lành, chắc chắn sẽ tìm việc làm phù hợp để nuôi con”.
Tình yêu sâu lặng
Anh Nam và chị Ngọc thành vợ chồng có tình yêu sâu nặng. Ông ngoại Nguyễn Văn Khoảnh kể: “Tôi với gia đình sui gia là hàng xóm ở quê cũ bên huyện Chợ Mới, An Giang. Vợ chồng tôi đổi mấy công đất bên đó để sang đây kiếm đất trồng rẫy. Nhà có 5 đứa con gái, vợ chồng tôi thương thằng Nam như con trai vậy”.
Ông bà ngoại có 3,5 công đất ở xã Mỹ Hiệp Sơn bên huyện Hòn Đất (Kiên Giang) cách chừng 60 km, cho vợ chồng anh Nam trồng trọt. Người chị vợ ở gần đám đất đó lại cho mượn căn chòi lá, hoàn cảnh vợ chồng anh Nam thật như câu nói “một túp lều tranh hai trái tim vàng”. Gây dựng gia đình riêng trong cảnh thiếu thốn nhưng hạnh phúc, hai vợ chồng chí thú làm ăn.
Những tháng thu hoạch lúa xong, vợ chồng nuôi thêm vịt chạy đồng, làm cỏ mướn, bắt cá để kiếm thêm. Khi quần quật nơi đồng xa, vợ chồng anh gửi con gái đầu lòng về sống với ông bà ngoại để đi học. Ngơi chuyện làm ăn, vợ chồng chở nhau về thăm quê ngoại ở Thoại Sơn hoặc quê nội ở Chợ Mới xa chừng 80 cây số.
Nhìn lên bàn thờ nghi ngút khói hương, anh Nam nhớ lại những tháng ngày tha phương cầu thực vất vả mà hạnh phúc: “Vợ chồng tôi không hề nặng lời với nhau dù khó khăn, túng thiếu. Nhiều lúc, tôi đi làm khuya chưa về, vợ tôi lội tìm, khuyên bảo đừng làm quá sức, lỡ có chuyện gì không ai hay biết. Tôi về trễ như thế nào thì vợ cũng chờ đợi để ăn chung bữa cơm”.
Vợ chồng nghèo nên hay thương người nghèo. Anh Nam kể, gặp người già, trẻ em ăn xin nếu có tiền, vợ anh thường san sẻ. “Trước hôm chở vợ đi sinh, vợ chồng tôi có tính thu hoạch xong vụ lúa này, chà bao gạo gửi vô chùa Mộ Bà ở Chợ Mới để giúp người nghèo. Bây giờ chỉ còn tôi thực hiện dự tính ấy”, anh ngừng lời, hai giọt nước mắt ứa ra long lanh.
Theo TPO
Rộn ràng không khí ấm áp quê hương khiến anh Nam cũng khỏe ra. Anh kể, về quê sức khỏe bình phục nhanh hơn. Nỗi đau vết thương và nỗi đau mất vợ phần nào nguôi ngoai khi bên cạnh có con gái, con trai, bà con làng xóm. Anh nhìn ra vườn rau xanh: “Bây giờ tôi cũng chưa tính được cho tương lai, đợi vết thương lành, chắc chắn sẽ tìm việc làm phù hợp để nuôi con”.
Cán bộ chính quyền và công an địa phương đến thăm hỏi. |
Tình yêu sâu lặng
Anh Nam và chị Ngọc thành vợ chồng có tình yêu sâu nặng. Ông ngoại Nguyễn Văn Khoảnh kể: “Tôi với gia đình sui gia là hàng xóm ở quê cũ bên huyện Chợ Mới, An Giang. Vợ chồng tôi đổi mấy công đất bên đó để sang đây kiếm đất trồng rẫy. Nhà có 5 đứa con gái, vợ chồng tôi thương thằng Nam như con trai vậy”.
Ông bà ngoại có 3,5 công đất ở xã Mỹ Hiệp Sơn bên huyện Hòn Đất (Kiên Giang) cách chừng 60 km, cho vợ chồng anh Nam trồng trọt. Người chị vợ ở gần đám đất đó lại cho mượn căn chòi lá, hoàn cảnh vợ chồng anh Nam thật như câu nói “một túp lều tranh hai trái tim vàng”. Gây dựng gia đình riêng trong cảnh thiếu thốn nhưng hạnh phúc, hai vợ chồng chí thú làm ăn.
Những tháng thu hoạch lúa xong, vợ chồng nuôi thêm vịt chạy đồng, làm cỏ mướn, bắt cá để kiếm thêm. Khi quần quật nơi đồng xa, vợ chồng anh gửi con gái đầu lòng về sống với ông bà ngoại để đi học. Ngơi chuyện làm ăn, vợ chồng chở nhau về thăm quê ngoại ở Thoại Sơn hoặc quê nội ở Chợ Mới xa chừng 80 cây số.
Nhìn lên bàn thờ nghi ngút khói hương, anh Nam nhớ lại những tháng ngày tha phương cầu thực vất vả mà hạnh phúc: “Vợ chồng tôi không hề nặng lời với nhau dù khó khăn, túng thiếu. Nhiều lúc, tôi đi làm khuya chưa về, vợ tôi lội tìm, khuyên bảo đừng làm quá sức, lỡ có chuyện gì không ai hay biết. Tôi về trễ như thế nào thì vợ cũng chờ đợi để ăn chung bữa cơm”.
Vợ chồng nghèo nên hay thương người nghèo. Anh Nam kể, gặp người già, trẻ em ăn xin nếu có tiền, vợ anh thường san sẻ. “Trước hôm chở vợ đi sinh, vợ chồng tôi có tính thu hoạch xong vụ lúa này, chà bao gạo gửi vô chùa Mộ Bà ở Chợ Mới để giúp người nghèo. Bây giờ chỉ còn tôi thực hiện dự tính ấy”, anh ngừng lời, hai giọt nước mắt ứa ra long lanh.
Bình luận