(VTC News) – Là người từng được đào tạo ở nhạc viện Tchaikovsky danh tiếng ở Nga, NSƯT Ngọc Khang được vinh dự hai lần hát tặng Thủ tướng, Tổng thống Nga.
Ca sĩ Ngọc Khang vừa hát cho Thủ tướng LB Nga Dmitri Medvedev nghe khi ông sang thăm Việt Nam vào chiều qua (7/11) với những tình khúc nhạc Nga. Ngọc Khang bảo, lần nào hát những tình khúc Nga anh đều rất xúc động. Thủ tướng Nga nhìn thấy anh, cười tươi như gặp lại một người bạn cũ.
Là một trong số các nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hiện nay, ca sĩ Ngọc Khang đã từng có 7 năm du học tại Liên Xô và LB Nga, được đào tạo chính quy tại Viện Hàn lâm Âm nhạc Quốc gia Tchaikovsky.
Năm 1997, anh trở về nước và công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc quốc gia Việt Nam, đồng thời tham gia giảng dạy tại khoa Thanh nhạc Học viện Quốc gia Việt Nam và các trường nghệ thuật lớn khác.
>> Video đêm nhạc Tình khúc Bạch Dương
Tình yêu đối với đất nước Nga vĩ đại trong trái tim Ngọc Khang vô cùng lớn. Và khi nhắc đến nước Nga, Ngọc Khang đều rất hứng khởi, sôi nổi. Cảm giác như rất nhiều kỷ niệm tuổi trẻ trong anh ùa về.
Ngọc Khang kể: “Tôi đã hai lần hát cho ông Medvedev. Lần đầu tiên tôi hát phục vụ ông Medvedev khi ông ấy sang thăm Việt Nam với tư cách Tổng thống LB Nga cuối năm 2010 và lần này với tư cách Thủ tướng LB Nga.
Thực ra, hai lần này, cảm xúc không khác nhau nhiều lắm. Khi tôi hát, cả khán phòng đều đung đưa theo giai điệu của ca khúc và có động tác như là thể hiện sự mãn nguyện, không nói nên lời, nhìn nhau và hài lòng. Còn tôi hát bằng trái tim của mình, một tình yêu dành cho nước Nga quá lớn”.
- Anh có hồi hộp khi biểu diễn cho Thủ tướng Nga nghe?
Đối với nghệ sỹ như tôi, lên sân khấu là hết mình, hát cho tổng thống hay thủ tướng cũng vậy thôi. Có lẽ là mang đến tình nhân văn giữa con người với con người, gần gũi hơn. Tôi không choáng ngợp nhưng bồi hồi, rạo rực thì có.
- Anh có thấy những lần biểu diễn cho nguyên thủ quốc gia là may mắn của bản thân?
Đúng, tôi công nhận điều này. Tôi đã biểu diễn cho nguyên thủ nhiều nước nhưng với thủ tướng Nga thì khác, tôi thấy gần gũi, thân thương, giống như hát cho người thân từ xa về.
- Những người từng sinh sống và học tập tại Nga đều có một tình yêu rất lớn với mảnh đất này. Khi họ hát những tình khúc Nga, đều rút lòng và say đắm. Anh có thể lý giải không?
Điều này đơn giản lắm. Bây giờ cũng có nhiều bạn trẻ đi du học ở Mỹ, Anh, Pháp nhưng họ không có sự nồng nàn như chúng tôi, những người đã sống, học tập và lao động tại Nga, khác biệt lắm.
Đất nước Nga không những cho chúng tôi kiến thức mà còn cho tôi cả một không khí như gia đình của mình. Người Nga nhân hậu, tốt bụng. Tôi đã đi nhiều nơi và thấy không ai giống nơi này nên xúc động lắm, người Nga đem đến cho chúng tôi cảm giác như là bố mẹ, anh chị em mình.
- Trở lại Việt Nam, thời gian để anh dành cho tình yêu nước Nga và những kỷ niệm đẹp đẽ đó như thế nào?
Cộng đồng những người học tập, sinh sống tại Nga rất gắn bó, hòa nhập với nhau. Tôi cũng không biết mình dành cho tình yêu nước Nga bao nhiêu vì tình yêu ấy luôn thường trực trong trái tim mình.
Chúng tôi, những người từng sống và học tập tại Nga, mỗi người một nghề nhưng vẫn hay tụ tập với nhau để cùng ăn những món ăn Nga, nói một chút tiếng Nga, hát những tình ca Nga, ôn lại chuyện cũ, nói thêm chuyện mới. Những câu chuyện dài bất tận, hứng khởi và mê say.
- Hình như thế hệ của anh, với những năm tháng vất vả, người ta sống chan hòa hơn và tình yêu ấy cũng lớn hơn so với những bạn trẻ như bây giờ?
Bạn chỉ nói đúng một phần thôi. Nước Nga đã thay đổi nhưng bản chất của người Nga không thay đổi, vẫn rất tốt bụng, nhân hậu. Trong những cuộc gặp gỡ gần đây của chúng tôi, có cả những người mới đi Nga về. Họ vẫn dành cho tình yêu nước Nga nồng nàn. Nhưng có lẽ, họ không dành tình yêu, sự cuồng nhiệt, cháy hết mình như thế hệ tôi. Có lẽ, đó là câu chuyện của lịch sử.
- Vậy ngoài sự nhân hậu, tình người, điều gì khiến tình yêu nước Nga trong anh lớn như vậy?
Nước Nga cho tôi cuộc sống thành danh như ngày hôm nay. Nếu không có bước chuyển lớn là những ngày tháng học tập bên Nga thì tôi nghĩ, cuộc sống của mình khác bây giờ nhiều lắm.
- Khi truyền hình quay những thước phim về những học trò Việt Nam với những người thầy Nga, đặc biệt trong chương trình Thầy trò Việt Xô ngày gặp lại vào năm ngoái, đều rất xúc động. Khi xem lại những kỷ niệm tuổi trẻ của mình, chắc hẳn anh cũng có cảm giác như vậy!
Mỗi khi đi công tác, biểu diễn, máy bay bay qua bầu trời Nga, tôi đều như muốn nhảy dù xuống. Mảnh đất ấy khiến cho tôi bị xáo trộn, cảm xúc cồn cào khi nhớ về nó. Tôi thấy may mắn. Tôi đã trở lại thăm trường cũ gần đây, Học viện Âm nhạc Tchaikovsky.
Bà giáo già 80 tuổi vẫn dạy hát trong trường. Gặp tôi, bà xúc động lắm. Hai thầy trò ôm nhau khóc. Mở chai sampanh ra ngồi ôn lại chuyện cũ và hỏi cuộc sống của tôi ở Việt Nam thế nào. Tôi ngỏ ý mời bà sang Việt Nam nhưng do sức khỏe, bà không đi được, chỉ gửi một bức thư cho tôi để mang về, những dòng chữ ấm tình người. Tôi chắn chắn sẽ trở lại thăm trường cũ thêm nữa.
- Anh lưu giữ nhiều kỷ vật tuổi trẻ ở Nga chứ? Có lúc nào anh thấy mình bị cuộc sống thường nhật cuốn đi, tình yêu nước Nga bị xếp lại một góc?
Rất nhiều và rất cẩn thận. Tôi còn lưu giữ cả được những thước phim ngày xưa đã quay tại Nga khi còn đang học, bạn bè quay cho. Tôi có 7 năm học ở Nga, không về nước lần nào trong suốt thời gian đó, nên rất gắn bó.
Khi về nước, tôi cũng phải mất một hai năm để hòa nhập với cuộc sống nhưng tình yêu ấy không thu xếp lại. Tôi có nhiều bạn bè đang sinh sống ở Nga và trong nước cũng có nhiều bạn từng học bên ấy. Tôi hay gửi thư cho bà giáo của mình và bà lại gửi tài liệu dạy học cho tôi. Mối quan hệ ấy thường xuyên, không bị igán đoạn lần nào.
- Có lúc nào đó, anh nghĩ đến chuyện nhân rộng tình yêu nước Nga ấy lên?
Không phải là từng nghĩ mà tôi đã từng làm rồi. Là thầy giáo, tôi dạy học trò những bài hát Nga, tâm sự với họ những kỷ niệm tuổi trẻ của mình. Học trò chưa từng sang Nga nhưng đồng điệu tâm hồn lắm. Tôi nghĩ, âm nhạc đã làm cho người ta gần nhau hơn.
- Giới nghệ sỹ Việt từng học ở Nga/Liên Xô, theo như anh biết có nhiều sáng tác về đất nước này và những kỷ niệm thời thanh niên sôi nổi?
Có chứ, không chỉ bằng tiếng Việt mà bằng cả tiếng Nga. Ngày xưa chưa sang Nga học chúng tôi đã có những năm tháng học tiếng Nga trong nước. Nước Nga có những tác phẩm nghệ thuật hoành tráng, kỳ vĩ in sâu vào tâm hồn người ta. Tôi học hát ở Nga, học cách hát của người Nga, hát bằng trái tim người Nga nên được cổ vũ.
- Lúc về nước, sau 7 năm học tập, anh có đắn đo việc ở lại hay về nước?
Tôi cũng nghĩ, nếu ở lại, nước Nga sẽ cho mình nhiều thứ nhưng có thể sẽ lao động, không làm nghệ thuật. Bạn bè cũng khuyên tôi ở lại. Nhưng tôi cũng nghĩ nước Nga đã trang bị cho mình kiến thức nên mình có nghĩa vụ về nước để cống hiến.
Tôi đi học nước ngoài, có rất nhiều công sức của người dân lao động nên phải trở về để trả lại cái ơn ấy, để cống hiến cho đất nước. Tôi muốn được cống hiến, biểu diễn. Từ khi về nước, tôi tập trung cho hai mảng, biểu diễn và giảng dạy. Tôi cũng nhiều học trò lắm. Công việc cứ thế đan xen nhau.
- Những người từng có thời gian sống ở Nga đều cho người khác thấy một tinh thần lạc quan, yêu đời hiện hữu trong họ. Sức mạnh là ở đâu thưa anh?
Lo toan cuộc sống thì ai cũng có nhưng người Nga có sức chịu đựng rất lớn, không âu sầu nên chúng tôi ngấm tinh thần ấy một cách vô thức.
- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Là một trong số các nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hiện nay, ca sĩ Ngọc Khang đã từng có 7 năm du học tại Liên Xô và LB Nga, được đào tạo chính quy tại Viện Hàn lâm Âm nhạc Quốc gia Tchaikovsky.
Năm 1997, anh trở về nước và công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc quốc gia Việt Nam, đồng thời tham gia giảng dạy tại khoa Thanh nhạc Học viện Quốc gia Việt Nam và các trường nghệ thuật lớn khác.
>> Video đêm nhạc Tình khúc Bạch Dương
Tình yêu đối với đất nước Nga vĩ đại trong trái tim Ngọc Khang vô cùng lớn. Và khi nhắc đến nước Nga, Ngọc Khang đều rất hứng khởi, sôi nổi. Cảm giác như rất nhiều kỷ niệm tuổi trẻ trong anh ùa về.
Ngọc Khang kể: “Tôi đã hai lần hát cho ông Medvedev. Lần đầu tiên tôi hát phục vụ ông Medvedev khi ông ấy sang thăm Việt Nam với tư cách Tổng thống LB Nga cuối năm 2010 và lần này với tư cách Thủ tướng LB Nga.
Thực ra, hai lần này, cảm xúc không khác nhau nhiều lắm. Khi tôi hát, cả khán phòng đều đung đưa theo giai điệu của ca khúc và có động tác như là thể hiện sự mãn nguyện, không nói nên lời, nhìn nhau và hài lòng. Còn tôi hát bằng trái tim của mình, một tình yêu dành cho nước Nga quá lớn”.
Tổng thống Nga Dmitri Medvedev (thứ ba từ phải qua) và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (thứ tư từ phải qua) hát cùng các nghệ sỹ Việt Nam, trong đó có nghệ sỹ Ngọc Khang (bên phải) trong buổi chiêu đãi ông Medvedev sang thăm VN với tư cách Tổng thống LB Nga cuối năm 2010 |
Đối với nghệ sỹ như tôi, lên sân khấu là hết mình, hát cho tổng thống hay thủ tướng cũng vậy thôi. Có lẽ là mang đến tình nhân văn giữa con người với con người, gần gũi hơn. Tôi không choáng ngợp nhưng bồi hồi, rạo rực thì có.
- Anh có thấy những lần biểu diễn cho nguyên thủ quốc gia là may mắn của bản thân?
Đúng, tôi công nhận điều này. Tôi đã biểu diễn cho nguyên thủ nhiều nước nhưng với thủ tướng Nga thì khác, tôi thấy gần gũi, thân thương, giống như hát cho người thân từ xa về.
- Những người từng sinh sống và học tập tại Nga đều có một tình yêu rất lớn với mảnh đất này. Khi họ hát những tình khúc Nga, đều rút lòng và say đắm. Anh có thể lý giải không?
Điều này đơn giản lắm. Bây giờ cũng có nhiều bạn trẻ đi du học ở Mỹ, Anh, Pháp nhưng họ không có sự nồng nàn như chúng tôi, những người đã sống, học tập và lao động tại Nga, khác biệt lắm.
Đất nước Nga không những cho chúng tôi kiến thức mà còn cho tôi cả một không khí như gia đình của mình. Người Nga nhân hậu, tốt bụng. Tôi đã đi nhiều nơi và thấy không ai giống nơi này nên xúc động lắm, người Nga đem đến cho chúng tôi cảm giác như là bố mẹ, anh chị em mình.
|
Cộng đồng những người học tập, sinh sống tại Nga rất gắn bó, hòa nhập với nhau. Tôi cũng không biết mình dành cho tình yêu nước Nga bao nhiêu vì tình yêu ấy luôn thường trực trong trái tim mình.
Chúng tôi, những người từng sống và học tập tại Nga, mỗi người một nghề nhưng vẫn hay tụ tập với nhau để cùng ăn những món ăn Nga, nói một chút tiếng Nga, hát những tình ca Nga, ôn lại chuyện cũ, nói thêm chuyện mới. Những câu chuyện dài bất tận, hứng khởi và mê say.
- Hình như thế hệ của anh, với những năm tháng vất vả, người ta sống chan hòa hơn và tình yêu ấy cũng lớn hơn so với những bạn trẻ như bây giờ?
Bạn chỉ nói đúng một phần thôi. Nước Nga đã thay đổi nhưng bản chất của người Nga không thay đổi, vẫn rất tốt bụng, nhân hậu. Trong những cuộc gặp gỡ gần đây của chúng tôi, có cả những người mới đi Nga về. Họ vẫn dành cho tình yêu nước Nga nồng nàn. Nhưng có lẽ, họ không dành tình yêu, sự cuồng nhiệt, cháy hết mình như thế hệ tôi. Có lẽ, đó là câu chuyện của lịch sử.
- Vậy ngoài sự nhân hậu, tình người, điều gì khiến tình yêu nước Nga trong anh lớn như vậy?
Nước Nga cho tôi cuộc sống thành danh như ngày hôm nay. Nếu không có bước chuyển lớn là những ngày tháng học tập bên Nga thì tôi nghĩ, cuộc sống của mình khác bây giờ nhiều lắm.
- Khi truyền hình quay những thước phim về những học trò Việt Nam với những người thầy Nga, đặc biệt trong chương trình Thầy trò Việt Xô ngày gặp lại vào năm ngoái, đều rất xúc động. Khi xem lại những kỷ niệm tuổi trẻ của mình, chắc hẳn anh cũng có cảm giác như vậy!
NSƯT Ngọc Khang biểu diễn trong đêm giao lưu âm nhạc "Tình khúc Bạch Dương" tại Hà Nội đêm qua, 7/11. Ảnh: Hải Hà |
Bà giáo già 80 tuổi vẫn dạy hát trong trường. Gặp tôi, bà xúc động lắm. Hai thầy trò ôm nhau khóc. Mở chai sampanh ra ngồi ôn lại chuyện cũ và hỏi cuộc sống của tôi ở Việt Nam thế nào. Tôi ngỏ ý mời bà sang Việt Nam nhưng do sức khỏe, bà không đi được, chỉ gửi một bức thư cho tôi để mang về, những dòng chữ ấm tình người. Tôi chắn chắn sẽ trở lại thăm trường cũ thêm nữa.
|
Rất nhiều và rất cẩn thận. Tôi còn lưu giữ cả được những thước phim ngày xưa đã quay tại Nga khi còn đang học, bạn bè quay cho. Tôi có 7 năm học ở Nga, không về nước lần nào trong suốt thời gian đó, nên rất gắn bó.
Khi về nước, tôi cũng phải mất một hai năm để hòa nhập với cuộc sống nhưng tình yêu ấy không thu xếp lại. Tôi có nhiều bạn bè đang sinh sống ở Nga và trong nước cũng có nhiều bạn từng học bên ấy. Tôi hay gửi thư cho bà giáo của mình và bà lại gửi tài liệu dạy học cho tôi. Mối quan hệ ấy thường xuyên, không bị igán đoạn lần nào.
- Có lúc nào đó, anh nghĩ đến chuyện nhân rộng tình yêu nước Nga ấy lên?
Không phải là từng nghĩ mà tôi đã từng làm rồi. Là thầy giáo, tôi dạy học trò những bài hát Nga, tâm sự với họ những kỷ niệm tuổi trẻ của mình. Học trò chưa từng sang Nga nhưng đồng điệu tâm hồn lắm. Tôi nghĩ, âm nhạc đã làm cho người ta gần nhau hơn.
- Giới nghệ sỹ Việt từng học ở Nga/Liên Xô, theo như anh biết có nhiều sáng tác về đất nước này và những kỷ niệm thời thanh niên sôi nổi?
Có chứ, không chỉ bằng tiếng Việt mà bằng cả tiếng Nga. Ngày xưa chưa sang Nga học chúng tôi đã có những năm tháng học tiếng Nga trong nước. Nước Nga có những tác phẩm nghệ thuật hoành tráng, kỳ vĩ in sâu vào tâm hồn người ta. Tôi học hát ở Nga, học cách hát của người Nga, hát bằng trái tim người Nga nên được cổ vũ.
- Lúc về nước, sau 7 năm học tập, anh có đắn đo việc ở lại hay về nước?
Tôi cũng nghĩ, nếu ở lại, nước Nga sẽ cho mình nhiều thứ nhưng có thể sẽ lao động, không làm nghệ thuật. Bạn bè cũng khuyên tôi ở lại. Nhưng tôi cũng nghĩ nước Nga đã trang bị cho mình kiến thức nên mình có nghĩa vụ về nước để cống hiến.
Tôi đi học nước ngoài, có rất nhiều công sức của người dân lao động nên phải trở về để trả lại cái ơn ấy, để cống hiến cho đất nước. Tôi muốn được cống hiến, biểu diễn. Từ khi về nước, tôi tập trung cho hai mảng, biểu diễn và giảng dạy. Tôi cũng nhiều học trò lắm. Công việc cứ thế đan xen nhau.
- Những người từng có thời gian sống ở Nga đều cho người khác thấy một tinh thần lạc quan, yêu đời hiện hữu trong họ. Sức mạnh là ở đâu thưa anh?
Lo toan cuộc sống thì ai cũng có nhưng người Nga có sức chịu đựng rất lớn, không âu sầu nên chúng tôi ngấm tinh thần ấy một cách vô thức.
- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Gia Vũ(Thực hiện)
Bình luận