Thuốc cam trẻ em đang gieo giắc nỗi sợ hãi cho nhiều phụ huynh, nhưng ngược lại vẫn là “thuốc thần” với nhiều người khi được quảng cáo với nhiều tác dụng thần kỳ cho trẻ như chống biếng ăn, chữa lở loét, tăng cường sức khỏe. Hãy nghe các chuyên gia nói gì về tình trạng lạm dụng thuốc cam và ngộ độc thuốc cam trẻ em.
Thuốc cam thảo dược trôi nổi: Hiểm họa khôn lường rình rập trẻ
Thuốc cam là tên gọi dân giã của một bài thuốc dân gian chứa các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng cho trẻ nhỏ để trị nóng trong, trị lở loét lưỡi, chống táo bón... và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Loại thuốc thảo dược này thường được bào chế dạng bột màu cam, đỏ nên dân gian gọi chung là thuốc cam.
Theo BS.TTƯT Nguyễn Xuân Hướng (nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam): Trong Đông y có nhiều loại cam khác nhau như cam tỳ, cam can, cam gan, thận, nhiệt, hàn... và mỗi loại lại có các bài thuốc khác nhau. Trung bình mỗi bài có từ 7 - 18 vị, tùy theo bệnh lý và cơ thể của từng trẻ mà gia giảm cho phù hợp. Như vậy thuốc cam hoàn toàn không phải là một thần dược trị bách bệnh mà chỉ là tên chung chỉ bài thuốc dân gian giúp điều trị một số bệnh đơn giản ở trẻ nhỏ. Các mẹ không được lạm dụng, nếu có bệnh nên cho con đi thăm khám trước khi điều trị.
Có tới 90% thảo dược tại Việt Nam đang sử dụng là nhập khẩu từ Trung Quốc. Rất nhiều trong số đó hoàn toàn không được kiểm nghiệm về chất lượng, về dư lượng độc tố. Theo TS Trần Thị Hồng Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, dược liệu nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam đang chiếm hơn 80%, song chất lượng lại tù mù.
Cũng trong bài báo này trên báo Tiền Phong, một bé trai 4 tuổi ở Phú Quốc vừa nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM trong tình trạng ngộ độc thuốc đông y. Theo bác sĩ Phạm Thị Minh Rạng, khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2, qua điều tra bệnh sử được biết, mẹ của bé trai này cho bé uống “thuốc cam Hàng Bạc” cùng một số thuốc bắc và thuốc nam khác trong hai năm. “Kết quả nồng độ chì trong máu bệnh nhi cao, bé bị thiếu máu và có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ”- bác sĩ Rạng cho biết.
Nguyên nhân chủ yếu của vấn nạn trên là do thảo dược chưa được chuẩn hóa trước khi đưa vào chế biến. Dẫn tới, thảo dược không chứa hoạt chất, nguyên liệu chứa nhiều dư lượng độc tố, đặc biệt là kim loại nặng.
Kim loại nặng bao gồm Chì, Thủy ngân, Asen là những độc tố thường trực trong các loại dược chưa chuẩn hóa, trong các loại thuốc cam đang được bán phổ biến để điều trị bệnh cho trẻ em. Ngộ độc cấp tính kim loại nặng ở trẻ em gây tổn thương thần kinh, gan, thận và phải cấp cứu tại các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, các loại thảo dược chưa chuẩn hóa cũng có chứa nhiều độc tố khác như độc tố (mycotoxin) đặc biệt là các aflatoxin, thuốc bảo vệ thực vật... có thể gây độc lâu dài cho trẻ. Nấm mốc và độc tố nấm gây bệnh nấm như viêm giác mạc, viêm màng trong tim… gây bệnh dị ứng do tiếp xúc bào tử nấm, bệnh độc tố nấm do ăn, uống phải mycotoxin (ngộ độc, nhiễm độc, tổn thương gan, ung thư gan).
Lời khuyên của chuyên gia khi chọn thảo dược trị bệnh cho bé
Theo đại diện của Pharmalife Research, một hãng chuyên nghiên cứu, phát triển chế phẩm thảo dược chuẩn hóa châu Âu tại Italia (số liên lạc tư vấn 1800 8070) chia sẻ, thuốc cam vốn được nhiều người coi là có nguồn gốc thảo dược nên tưởng rằng nó an toàn. Nhưng thực tế, nhiều thuốc cam trôi nổi không đăng ký với Bộ Y Tế và chứa nhiều chất độc.
Vì vậy, các phụ huynh chỉ lựa chọn sản phẩm thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, được chuẩn hóa từ các nhà cung cấp uy tín.
Cần chú ý kiểm tra tiêu chuẩn sản xuất của nhà cung cấp sản phẩm, nên ưu tiên lựa chọn những nhà cung cấp sản phẩm có tiêu chuẩn cao, nghiêm ngặt hàng đầu trên thế giới như tiêu chuẩn sản xuất cGMP do FDA Hoa Kỳ cấp.
Như vậy, lựa chọn đúng sản phẩm thảo dược chuẩn hóa cho bé sẽ giúp bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe và an toàn, lựa chọn sai những sản phẩm thảo dược chưa chuẩn hóa hoặc chuẩn hóa thấp có thể vô tình gây hại cho con và có thể dẫn tới những trường hợp đáng tiếc như truyền thông đã đưa tin. Mọi phụ huynh có con nhỏ đều cần nâng cao cảnh giác.
Bình luận