(VTC News) - Trong khi xăng dầu nhập khẩu đang bị tính thuế cao khiến giá bán lẻ chênh lên thì sản phẩm xăng dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đang có khả năng bị PVN "chê" do không đạt đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.
Xăng dầu nhập khẩu bị đánh thuế chênh, Bộ Công Thương vẫn đang làm đúng?
Từ ngày 1/1/2015, theo Hiệp định Việt Nam đã ký và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư 165 thuế nhập khẩu xăng từ ASEAN là 20%, dầu diesel là 5%. Từ 1/1/2016, thuế nhập khẩu các mặt hàng như dầu diesel, mazut, dầu hoả từ ASEAN giảm về 0%, từ Hàn Quốc đối với xăng là 10%, dầu các loại là 5%.
Nhưng theo Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu, giá cơ sở - căn cứ để xác định giá xăng dầu vẫn được liên Bộ Công Thương - Tài chính tính trên mức thuế nhập khẩu ưu đãi bình thường. Tức là, thuế nhập khẩu tính trong giá cơ sở đối với xăng là 20%, dầu diesel và mazut là 10%.
Theo đó, nhờ sự chênh lệch thuế một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu có thể thoát lỗ, thậm chí đạt lợi nhuận khá lớn khi giá xăng dầu liên tục giảm mạnh, giá xăng dầu bán lẻ cho người tiêu dùng vẫn được tính cả khoản thuế này.
Riêng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lãi tới 1.990 tỉ đồng trong năm 2015, riêng ở lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
Tuy nhiên, mới đây, Văn phòng Bộ Công Thương cho biết, theo điểm b Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Bộ Tài chính được giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong công thức tính giá cơ sở đối với sản phẩm xăng dầu thì mức thuế nhập khẩu là mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN).
Không đề cập đến vấn đề các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có lãi lớn trong năm 2015 và 2 tháng đầu năm nay, Bộ Công thương cho biết "đã và đang tiếp tục đề nghị và phối hợp với Bộ Tài chính sớm có giải pháp tài chính tổng thể xử lý hài hòa việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo lộ trình của các FTA theo cam kết hội nhập quốc tế trên cơ sở bảo đảm lợi ích của Nhà nước; các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất xăng dầu và các đối tượng tiêu dùng".
Thông báo trên của Bộ Công thương nhằm giải thích, việc điều hành xăng dầu đã dựa mức thuế nhập khẩu ưu đãi để tính giá cơ sở xăng dầu chứ không phải các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã tận dụng sơ hở của chính sách để thu lợi.
Tuy nhiên, theo phân tích của một số chuyên gia kinh tế, chứng khoán các mức lãi rất cao của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu như năm 2015 là rất bất thường, ví dụ như Petrolimex lãi gần 2000 tỷ đồng, trong khi năm 2014 Tập đoàn này còn bị lỗ 8 tỷ đồng là rất khó giải thích mà thông báo trên của Bộ Công thương vẫn không đủ sức thuyết phục.
Tiêu chuẩn mức 4 mức 5, xăng dầu Nghi Sơn chỉ đạt mức 3
Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Bộ Công Thương vừa có một báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về sản phẩm của Dự án Liên hợp lọc hoá dầu (LHD) Nghi Sơn trong đó có nêu, cho đến tháng 3/2015, Công ty TNHH LHD Nghi Sơn (NSRP) đã có công văn (số 261/2015/NSRP-HCM) khẳng định: "Tiêu chuẩn thiết kế về chất lượng sản phẩm xăng dầu của nhà máy không đáp ứng đầy đủ Tiêu chuẩn Việt Nam mức 4 và mức 5".
Theo Bộ Công Thương, về mặt pháp lý, căn cứ theo Hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhiên liệu cho Dự án Liên hợp LHD này, tiêu chuẩn sản phẩm của NSRP phải đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam tại thời điểm bao tiêu.
Tuy nhiên, so với Tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành, sản phẩm xăng dầu của NSRP có một số chỉ tiêu chưa đạt mức Tiêu chuẩn Việt Nam cấp 4. Thậm chí, có khoảng 1,5 triệu tấn dầu DO của Công ty này chỉ đạt mức 3 về chỉ tiêu hàm lượng lưu huỳnh.
Do đó nếu Chính phủ vẫn yêu cầu NSRP tuân thủ lộ trình khí thải và Công ty NSRP không có giải pháp nâng cấp chất lượng sản phẩm để đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam mức 4 trước ngày 1/1/2016 và mức 5 trước ngày 1/1/2021 thì đối chiếu Hợp đồng bao tiêu sản phẩm đã ký, sản phẩm của Liên hợp LHD Nghi Sơn không đáp ứng yêu cầu của hợp đồng.
"Khi đó, căn cứ vào điều kiện chất lượng sản phẩm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ đàm phán lại với NSRP về nghĩa vụ bao tiêu của PVN theo Hợp đồng đã ký hoặc phải bổ sung các điều kiện cụ thể nếu PVN tiếp tục thực hiện hợp đồng", lãnh đạo Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng.
Đây là một giải pháp để đàm phán, giải quyết một rắc rối là PVN sẽ phải thanh toán cho NSRP số tiền phát sinh do việc thay mặt Chính phủ thực hiện cam kết bao tiêu sản phẩm của dự án này trong suốt 10 năm với số tiền lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng mà PVN không dễ thực hiện được.
Liên hợp LHD Nghi Sơn (Thanh Hoá) hiện vẫn là dự án về lọc hoá dầu có vốn đầu tư lớn nhất hiện nay với số vốn đầu tư lên tới khoảng 9 tỷ USD. Theo kế hoạch, Liên hợp này sẽ vận hành thương mại vào năm 2017 và đạt công suất tối đa vào năm 2018.
PVN lỗ 2 năm liên tiếp, sếp to sẽ bị bãi nhiệm?
Tại dự thảo Nghị định ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang được lấy ý kiến có nêu, trong trường hợp Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên báo cáo không trung thực tình hình tài chính Công ty mẹ từ hai lần trở lên hoặc một lần nhưng làm sai lệch nghiêm trọng tình hình tài chính của Công ty mẹ thì sẽ bị miễn nhiệm.
Thứ hai, để Công ty mẹ thua lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng giữa hai năm lỗ có một năm lãi hoặc hoà vốn (trừ một số trường hợp) cũng sẽ bị miễn nhiệm.
Thứ ba là các trường hợp theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ và quy định hiện hành của pháp luật.
Đối với trường hợp khi Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên để Công ty mẹ thua lỗ hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước năm sau thấp hơn năm trước hoặc không đạt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận do chủ sở hữu giao, không đảm bảo tiền lương tối thiểu cho người lao động thì sẽ bị hạ tiền lương, không được thưởng.
Bản dự thảo cũng cho biết, Công ty mẹ không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với khoản vốn đã góp, đầu tư tại các lĩnh vực nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, Công ty mẹ có trách nhiệm lập phương án cơ cấu lại, thoái hết số vốn đã đầu tư theo quy định.
Công ty mẹ cũng không được góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Tiệp Tiệp(tổng hợp)
Xăng dầu nhập khẩu bị đánh thuế chênh, Bộ Công Thương vẫn đang làm đúng?
Từ ngày 1/1/2015, theo Hiệp định Việt Nam đã ký và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư 165 thuế nhập khẩu xăng từ ASEAN là 20%, dầu diesel là 5%. Từ 1/1/2016, thuế nhập khẩu các mặt hàng như dầu diesel, mazut, dầu hoả từ ASEAN giảm về 0%, từ Hàn Quốc đối với xăng là 10%, dầu các loại là 5%.
Nhưng theo Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu, giá cơ sở - căn cứ để xác định giá xăng dầu vẫn được liên Bộ Công Thương - Tài chính tính trên mức thuế nhập khẩu ưu đãi bình thường. Tức là, thuế nhập khẩu tính trong giá cơ sở đối với xăng là 20%, dầu diesel và mazut là 10%.
Theo đó, nhờ sự chênh lệch thuế một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu có thể thoát lỗ, thậm chí đạt lợi nhuận khá lớn khi giá xăng dầu liên tục giảm mạnh, giá xăng dầu bán lẻ cho người tiêu dùng vẫn được tính cả khoản thuế này.
Riêng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lãi tới 1.990 tỉ đồng trong năm 2015, riêng ở lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
Petrolimex lãi tới 1.990 tỉ đồng trong năm 2015, riêng ở lĩnh vực kinh doanh xăng dầu |
Hiện nay, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong công thức tính giá cơ sở đối với sản phẩm xăng dầu thì mức thuế nhập khẩu là mức thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN).
Không đề cập đến vấn đề các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có lãi lớn trong năm 2015 và 2 tháng đầu năm nay, Bộ Công thương cho biết "đã và đang tiếp tục đề nghị và phối hợp với Bộ Tài chính sớm có giải pháp tài chính tổng thể xử lý hài hòa việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo lộ trình của các FTA theo cam kết hội nhập quốc tế trên cơ sở bảo đảm lợi ích của Nhà nước; các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất xăng dầu và các đối tượng tiêu dùng".
Thông báo trên của Bộ Công thương nhằm giải thích, việc điều hành xăng dầu đã dựa mức thuế nhập khẩu ưu đãi để tính giá cơ sở xăng dầu chứ không phải các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã tận dụng sơ hở của chính sách để thu lợi.
Tuy nhiên, theo phân tích của một số chuyên gia kinh tế, chứng khoán các mức lãi rất cao của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu như năm 2015 là rất bất thường, ví dụ như Petrolimex lãi gần 2000 tỷ đồng, trong khi năm 2014 Tập đoàn này còn bị lỗ 8 tỷ đồng là rất khó giải thích mà thông báo trên của Bộ Công thương vẫn không đủ sức thuyết phục.
Tiêu chuẩn mức 4 mức 5, xăng dầu Nghi Sơn chỉ đạt mức 3
Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Bộ Công Thương vừa có một báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về sản phẩm của Dự án Liên hợp lọc hoá dầu (LHD) Nghi Sơn trong đó có nêu, cho đến tháng 3/2015, Công ty TNHH LHD Nghi Sơn (NSRP) đã có công văn (số 261/2015/NSRP-HCM) khẳng định: "Tiêu chuẩn thiết kế về chất lượng sản phẩm xăng dầu của nhà máy không đáp ứng đầy đủ Tiêu chuẩn Việt Nam mức 4 và mức 5".
Theo Bộ Công Thương, về mặt pháp lý, căn cứ theo Hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhiên liệu cho Dự án Liên hợp LHD này, tiêu chuẩn sản phẩm của NSRP phải đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam tại thời điểm bao tiêu.
Tuy nhiên, so với Tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành, sản phẩm xăng dầu của NSRP có một số chỉ tiêu chưa đạt mức Tiêu chuẩn Việt Nam cấp 4. Thậm chí, có khoảng 1,5 triệu tấn dầu DO của Công ty này chỉ đạt mức 3 về chỉ tiêu hàm lượng lưu huỳnh.
Dự án Liên hợp lọc hoá dầu (LHD) Nghi Sơn |
"Khi đó, căn cứ vào điều kiện chất lượng sản phẩm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ đàm phán lại với NSRP về nghĩa vụ bao tiêu của PVN theo Hợp đồng đã ký hoặc phải bổ sung các điều kiện cụ thể nếu PVN tiếp tục thực hiện hợp đồng", lãnh đạo Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng.
Đây là một giải pháp để đàm phán, giải quyết một rắc rối là PVN sẽ phải thanh toán cho NSRP số tiền phát sinh do việc thay mặt Chính phủ thực hiện cam kết bao tiêu sản phẩm của dự án này trong suốt 10 năm với số tiền lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng mà PVN không dễ thực hiện được.
Liên hợp LHD Nghi Sơn (Thanh Hoá) hiện vẫn là dự án về lọc hoá dầu có vốn đầu tư lớn nhất hiện nay với số vốn đầu tư lên tới khoảng 9 tỷ USD. Theo kế hoạch, Liên hợp này sẽ vận hành thương mại vào năm 2017 và đạt công suất tối đa vào năm 2018.
PVN lỗ 2 năm liên tiếp, sếp to sẽ bị bãi nhiệm?
Tại dự thảo Nghị định ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang được lấy ý kiến có nêu, trong trường hợp Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên báo cáo không trung thực tình hình tài chính Công ty mẹ từ hai lần trở lên hoặc một lần nhưng làm sai lệch nghiêm trọng tình hình tài chính của Công ty mẹ thì sẽ bị miễn nhiệm.
Thứ hai, để Công ty mẹ thua lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng giữa hai năm lỗ có một năm lãi hoặc hoà vốn (trừ một số trường hợp) cũng sẽ bị miễn nhiệm.
Thứ ba là các trường hợp theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ và quy định hiện hành của pháp luật.
Đối với trường hợp khi Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên để Công ty mẹ thua lỗ hoặc tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước năm sau thấp hơn năm trước hoặc không đạt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận do chủ sở hữu giao, không đảm bảo tiền lương tối thiểu cho người lao động thì sẽ bị hạ tiền lương, không được thưởng.
Bản dự thảo cũng cho biết, Công ty mẹ không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với khoản vốn đã góp, đầu tư tại các lĩnh vực nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, Công ty mẹ có trách nhiệm lập phương án cơ cấu lại, thoái hết số vốn đã đầu tư theo quy định.
Công ty mẹ cũng không được góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Tiệp Tiệp(tổng hợp)
Bình luận