Dù Tỉnh ủy Bình Phước đã quy định tiêu chuẩn trưởng, phó phòng và tương đương thuộc sở, ngành… nhưng có khá nhiều người không đủ chuẩn vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo
Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Bình Phước có thông báo kèm theo danh sách học viên đi học lớp trung cấp chính trị gửi các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên… trên địa bàn. Lúc này, dư luận mới bàn tán việc nhiều cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục không đủ chuẩn nhưng vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo.
Lên chức trước, học sau
Đơn cử trường hợp ông Nguyễn Ngọc Tỉnh (SN 1969), trong danh sách được cử đi học ghi rõ chức danh Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD-ĐT Bình Phước. Thế nhưng, một số cán bộ thuộc sở khẳng định vị trưởng phòng đương chức đến ngày 1-7 tới mới về hưu. Tuy có trình độ chuyên môn ĐH nhưng trước khi lên chức phó phòng rồi trưởng phòng, ông Tỉnh không đạt chuẩn về trình độ chính trị.
Theo quy định ban hành kèm Quyết định số 898-QĐ/TU ngày 3-7-2013 của Tỉnh ủy Bình Phước về việc “Ban hành quy định tiêu chuẩn các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tại phần II về “tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”, mục 4 quy định đối với cấp “trưởng, phó phòng và tương đương của các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể tỉnh”, ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải có bằng đại học và trung cấp chính trị. Tuy nhiên, từ khi được bổ nhiệm chức phó phòng, ông Tỉnh chỉ mới đạt trình độ sơ cấp chính trị.
Mới đây là trường hợp ông Trần Ngọc Thắng (SN 1980), Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Hòa (huyện Bù Đốp). Dù chỉ có chứng chỉ sơ cấp chính trị nhưng trong tháng 4-2014, ông Thắng vẫn được điều về Sở GD-ĐT và được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Phòng Giáo dục trung học, thay ông Thạch Hồ Hải lên chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Sở GD-ĐT Bình Phước, trường hợp được bổ nhiệm giữ chức phó, trưởng hoặc quyền trưởng phòng trong khi không đạt chuẩn theo quy định của Tỉnh ủy là trên 10 người! Thậm chí, có cán bộ từ khi đang học tại chức đại học nhưng đã giữ chức phó phòng và hiện là quyền trưởng phòng, như bà Vũ Thị Kim Huệ (SN 1973), hiện giữ chức quyền Trưởng Phòng Giáo dục mầm non.
Bà Huệ chỉ mới nhận bằng tốt nghiệp đại học tại chức ngành quản lý vài tháng trước! Nhiều cán bộ ở Sở GD-ĐT đặt nghi vấn phải chăng do bà Huệ là em ruột ông Vũ Thành Nam, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước, nên dù không đạt tiêu chuẩn do Tỉnh ủy đề ra nhưng vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo? Tại phòng này, ngoài bà Huệ không đạt chuẩn còn có bà Cao Thị Đọ (SN 1973), giữ chức phó phòng đã vài năm nay nhưng cũng chỉ đạt trình độ sơ cấp chính trị.
Hai trường hợp khác là ông Trịnh Văn Nam (SN 1978), vừa được “trao” chức Phó trưởng Phòng Tổ chức của Sở GD-ĐT vào đầu tháng 6-2014, dù trình độ chính trị cũng chỉ đạt sơ cấp; ông Hoàng Ngọc Tuấn (SN 1972) mới được bổ nhiệm Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở GD-ĐT nhưng cũng không đạt chuẩn theo quy định của Tỉnh ủy.
“Hàng chục trường hợp không đủ tiêu chuẩn chính trị nhưng vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo các phòng thuộc Sở GD-ĐT nhiều năm qua” - một cán bộ Sở GD-ĐT nói.
Làm trái quy định của Tỉnh ủy
Chiều 22-6, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Hồng Thắng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, cho biết việc bổ nhiệm được thông qua Đảng ủy và ban giám đốc sở. “Khi bổ nhiệm đều căn cứ vào các văn bản của Chính phủ. Còn Quyết định 898-QĐ/TU của Tỉnh ủy Bình Phước chỉ mới ban hành năm 2013” - ông Thắng lý giải.
Thế nhưng, điều 3 Quyết định 898-QĐ/TU ngày 3-7-2013 của Tỉnh ủy Bình Phước nêu rõ: “Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định 132-QĐ/TU ngày 16-5-2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các quyết định, quy định của Tỉnh ủy trước đây về tiêu chuẩn, chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Quyết định 132-QĐ/TU đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện khá gắt gao. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ buộc phải tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ thì giai đoạn 2006-2010, về lý luận chính trị phải đạt trung cấp hoặc cao cấp. Đến giai đoạn 2010-2015, với tin học và ngoại ngữ phải có chứng chỉ B, còn lý luận chính trị là cao cấp.
Theo Người lao động
Lên chức trước, học sau
Đơn cử trường hợp ông Nguyễn Ngọc Tỉnh (SN 1969), trong danh sách được cử đi học ghi rõ chức danh Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD-ĐT Bình Phước. Thế nhưng, một số cán bộ thuộc sở khẳng định vị trưởng phòng đương chức đến ngày 1-7 tới mới về hưu. Tuy có trình độ chuyên môn ĐH nhưng trước khi lên chức phó phòng rồi trưởng phòng, ông Tỉnh không đạt chuẩn về trình độ chính trị.
Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, nơi có hàng chục cán bộ dù không đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị nhưng vẫn giữ chức vụ lãnh đạo |
Theo quy định ban hành kèm Quyết định số 898-QĐ/TU ngày 3-7-2013 của Tỉnh ủy Bình Phước về việc “Ban hành quy định tiêu chuẩn các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tại phần II về “tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”, mục 4 quy định đối với cấp “trưởng, phó phòng và tương đương của các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể tỉnh”, ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải có bằng đại học và trung cấp chính trị. Tuy nhiên, từ khi được bổ nhiệm chức phó phòng, ông Tỉnh chỉ mới đạt trình độ sơ cấp chính trị.
Mới đây là trường hợp ông Trần Ngọc Thắng (SN 1980), Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Hòa (huyện Bù Đốp). Dù chỉ có chứng chỉ sơ cấp chính trị nhưng trong tháng 4-2014, ông Thắng vẫn được điều về Sở GD-ĐT và được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Phòng Giáo dục trung học, thay ông Thạch Hồ Hải lên chức Phó Giám đốc Sở GD-ĐT.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Sở GD-ĐT Bình Phước, trường hợp được bổ nhiệm giữ chức phó, trưởng hoặc quyền trưởng phòng trong khi không đạt chuẩn theo quy định của Tỉnh ủy là trên 10 người! Thậm chí, có cán bộ từ khi đang học tại chức đại học nhưng đã giữ chức phó phòng và hiện là quyền trưởng phòng, như bà Vũ Thị Kim Huệ (SN 1973), hiện giữ chức quyền Trưởng Phòng Giáo dục mầm non.
Bà Huệ chỉ mới nhận bằng tốt nghiệp đại học tại chức ngành quản lý vài tháng trước! Nhiều cán bộ ở Sở GD-ĐT đặt nghi vấn phải chăng do bà Huệ là em ruột ông Vũ Thành Nam, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước, nên dù không đạt tiêu chuẩn do Tỉnh ủy đề ra nhưng vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo? Tại phòng này, ngoài bà Huệ không đạt chuẩn còn có bà Cao Thị Đọ (SN 1973), giữ chức phó phòng đã vài năm nay nhưng cũng chỉ đạt trình độ sơ cấp chính trị.
Hai trường hợp khác là ông Trịnh Văn Nam (SN 1978), vừa được “trao” chức Phó trưởng Phòng Tổ chức của Sở GD-ĐT vào đầu tháng 6-2014, dù trình độ chính trị cũng chỉ đạt sơ cấp; ông Hoàng Ngọc Tuấn (SN 1972) mới được bổ nhiệm Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở GD-ĐT nhưng cũng không đạt chuẩn theo quy định của Tỉnh ủy.
“Hàng chục trường hợp không đủ tiêu chuẩn chính trị nhưng vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo các phòng thuộc Sở GD-ĐT nhiều năm qua” - một cán bộ Sở GD-ĐT nói.
Làm trái quy định của Tỉnh ủy
Chiều 22-6, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Hồng Thắng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, cho biết việc bổ nhiệm được thông qua Đảng ủy và ban giám đốc sở. “Khi bổ nhiệm đều căn cứ vào các văn bản của Chính phủ. Còn Quyết định 898-QĐ/TU của Tỉnh ủy Bình Phước chỉ mới ban hành năm 2013” - ông Thắng lý giải.
Thế nhưng, điều 3 Quyết định 898-QĐ/TU ngày 3-7-2013 của Tỉnh ủy Bình Phước nêu rõ: “Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định 132-QĐ/TU ngày 16-5-2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các quyết định, quy định của Tỉnh ủy trước đây về tiêu chuẩn, chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Quyết định 132-QĐ/TU đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện khá gắt gao. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ buộc phải tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ thì giai đoạn 2006-2010, về lý luận chính trị phải đạt trung cấp hoặc cao cấp. Đến giai đoạn 2010-2015, với tin học và ngoại ngữ phải có chứng chỉ B, còn lý luận chính trị là cao cấp.
Theo Người lao động
Bình luận