• Zalo

Nghịch lý mùa tuyển sinh 2016: 'Mới hôm trước còn trượt, 2 tuần sau lại thành đỗ'

Giáo dụcThứ Sáu, 26/08/2016 12:16:00 +07:00Google News

Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội Nguyễn Đức Hinh cho rằng hiện tượng thí sinh ảo không còn xa lạ nhưng năm nay có tình trạng cùng đỗ vào một ngành nhưng có thể chênh nhau 2-3 điểm.

Sau thời gian xét tuyển đợt 1, nhiều trường đại học lớn vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Nhiều trường đã phải giảm điểm chuẩn để xét tuyển nguyện vọng 2.

Chia sẻ về vấn đề thí sinh ảo, ông Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội cho rằng vấn đề thí sinh ảo năm nào cũng có.

nguyen duc hinh

Giáo sư Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Vietnamplus. 

Riêng năm 2015, tỷ lệ ảo của Đại học Y Hà Nội thấp hơn các năm khác do thí sinh chỉ được đăng ký một trường và thông tin cập nhật liên tục, công khai. Còn các năm trước, tỷ lệ ảo lớn hơn nhiều. Ông Hinh cũng chia sẻ, trước đây nhà trường đã có khi ảo lên tới 49%.

Ông Hinh cho biết thêm ngành Y đa khoa năm 2015 không có thí sinh ảo nhưng các năm trước đều có.

Vì vậy, ông Hinh cho rằng các trường cần xác định tâm lý có thí sinh ảo vì nhiều lý do khác nhau mà thí sinh không đến.

Video: Nghịch lý mùa tuyển sinh 2016: 'Mới hôm trước còn trượt, 2 tuần sau lại thành đỗ'

Tuy nhiên, ông Hinh cũng thông tin năm nay có nghịch lý xảy ra đó là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường hạ điểm chuẩn để tuyển đủ chỉ tiêu. Điều này sẽ giúp các trường có khả năng tuyển đủ chỉ tiêu nhưng bất cập lại xảy ra với thí sinh.

Ông Hinh lấy ví dụ trường hợp một thí sinh cách đây 2 tuần còn trượt, thì sau 2 tuần lại đỗ là điều bình thường.

"Có những trường lấy nguyện vọng bổ sung chênh nhau đến 2-3 điểm. Điều đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý các em. Với điểm đó, mới đầu là trượt nhưng sang nguyện vọng thì lại là đỗ. Trong quần thể đào tạo của chúng tôi cách nhau 2-3 điểm là có ý nghĩa", ông Hinh cho biết.

nguyen_thi_kim_phung-1207

 Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học đã lý giải về hiện tượng 'thí sinh ảo' khiến các trường đại học đang phải 'đau đầu' tìm giải pháp

Lý giải về hiện tượng thí sinh ảo, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho rằng đây không phải là vấn đề xa lạ trong các mùa tuyển sinh.

"Trong những năm gần đây số lượng thí sinh đăng ký thi/xét tuyển vào đại học tương đối ổn định trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ngày càng tăng làm nguồn tuyển giảm đi.

Mặt khác, việc phân luồng sau trung học phổ thông cũng đạt được những kết quả nhất định; những thông tin về thị trường lao động, về thất nghiệp và việc làm đã đầy đủ hơn, là những kênh tham khảo hữu ích cho người học.

Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vẫn còn ở mức hạn chế, thông tin về thị trường lao động gần đây cũng đã tác động đến quyết định nhập học đại học của một số thí sinh", bà Phụng nói.

Vụ trưởng Giáo dục đại học cho rằng để giải quyết tình trạng thí sinh ảo, các trường cần xác định rõ nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu phấn đấu liên tục. Để nâng cao chất lượng thì phải hạn chế tối đa việc tăng quy mô.

Hiện nay chỉ tiêu do các trường tự xác định thực chất là năng lực đào tạo tối đa mà các trường được phép tuyển, để đảm bảo chất lượng ở mức chấp nhận được theo quy định.

Trong đó, nhiều trường chỉ tập trung năng lực cho công tác đào tạo, chưa bố trí nhân lực cần thiết cho công tác khoa học, công nghệ để phát triển trường theo hướng chất lượng bền vững; chất lượng đào tạo của nhiều trường còn thấp so với yêu cầu của xã hội nên người học chưa mặn mà.

"Việc xác định chỉ tiêu cũng chưa dựa vào thực tế nhu cầu học của xã hội, chưa dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng của thị trường lao động đối với ngành nghề đào tạoBà Nguyễn Thị Kim PhụngViệc xác định chỉ tiêu cũng chưa dựa vào thực tế nhu cầu học của xã hội, chưa dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng của thị trường lao động đối với ngành nghề đào tạo… mà chủ yếu dựa vào năng lực đào tạo tối đa của mình và kinh nghiệm tuyển sinh của năm trước nên so với thực tế, số “ảo” có thể nằm ngay trong số chỉ tiêu được xác định.

Việc tư vấn tuyển sinh cũng chủ yếu dựa vào chỉ tiêu và Quy chế tuyển sinh, chưa chú trọng tư vấn nghề nghiệp, tư vấn để lựa chọn trường, ngành có chất lượng đào tạo thực tế đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội…", bà Phụng chia sẻ.

Phạm Thịnh - Hoàng Anh
Bình luận
vtcnews.vn