(VTC News) – “Ổn định kinh tế vĩ mô làm sao được khi doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, anh dầu khí lại đi làm cả taxi?”.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành bày tỏ quan điểm tại hội thảo “Ổn định vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế - Tìm hướng đi cho doanh nghiệp” do Trường Doanh nhân PTI tổ chức chiều 22/4 tại Hà Nội.
Doanh nghiệp dầu khí sao đi làm taxi?
Một trong những vấn đề bất ổn của nền kinh tế được ông Thành đưa ra là chỉ số CPI tháng 4 xuống rất thấp, chỉ tăng 0,06%.
Theo ông Thành, đây là một tín hiệu rất đang lo ngại. Vì sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp có hàng tồn kho không bán được? Một thực tế hiện nay là rất nhiều hàng hóa mang ra bán một nửa, cho một nửa, không ai mua. Hay một số siêu thị điện máy phải đóng cửa…
“Thế nào là ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội? Tôi không thấy ổn tí nào nếu hàng triệu người lao động mất việc làm. Mất việc làm đã là khủng khiếp, không tạo ra việc làm mới càng khủng khiếp hơn”, ông Thành nói.
Điệp khúc lạm phát rồi lại thắt chặt tiền tệ đã lặp đi lặp lại nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Theo ông Thành, muốn khắc phục phải tạo ra một chính sách dài hạn, đồng bộ để doanh nghiệp tự phát triển. Có như vậy nền kinh tế mới phát triển.
Ảnh: Internet |
Ông Thành cũng thẳng thắn thừa nhận, hiện nay, một trong những nguyên nhân khiến việc ổn định nền kinh tế thất bại là hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Đây là các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế khi chiếm tới 50% tín dụng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tư dùng 5 đồng để tạo ra sản phẩm thì doanh nghiệp nhà nước phải dùng tới 8 đồng mới tạo ra sản phẩm ấy.
Hoạt động không hiệu quả, nhưng nhiều doanh nghiệp lại đi đầu tư ngoài ngành. Ví dụ doanh nghiệp dầu khí thì làm dầu khí, chứ đi là taxi làm gì?
“Bí kíp” vượt khó cho doanh nghiệp
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tư dùng 5 đồng để tạo ra sản phẩm thì doanh nghiệp nhà nước phải dùng tới 8 đồng mới tạo ra sản phẩm ấy.
Hoạt động không hiệu quả, nhưng nhiều doanh nghiệp lại đi đầu tư ngoài ngành. Ví dụ doanh nghiệp dầu khí thì làm dầu khí, chứ đi là taxi làm gì?
“Bí kíp” vượt khó cho doanh nghiệp
Ông Thành cũng tỏ ra lo lắng khi năm 2011 có tới 79.000 doanh nghiệp phá sản. Nguy cơ thua lỗ, nợ nần và phá sản có thể xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào nếu vấn đề quản trị không được thực hiện nghiêm túc.
Vì thế, trước hết, doanh nghiệp phải xác định đâu là thế mạnh của mình, để điều chỉnh và tiếp tục phát triển. Thời điểm khó khăn cũng là cơ hội tốt các doanh nghiệp nắm thời cơ, thực hiện tái cơ cấu. Chẳng hạn, thời điểm này doanh nghiệp có thể mua vào các cơ sở hạ tầng và hệ thống khách hàng của các doanh nghiệp khác đang khó khăn.
Ngoài ra phương án sáp nhập các doanh nghiệp cùng lĩnh vực cũng được các chuyên gia cho là một lựa chọn tốt trong giai đoạn hiện nay.
Đây là cách để doanh nghiệp tạo thêm sức mạnh, đổi mới bộ máy quản lý, giảm chi phí, tăng hiệu quả, hạ thấp vốn đi vay cho phù hợp với tình hình và chuẩn bị cho chiến lược phát triển mới.
Châu Anh
Bình luận