(VTC News) - Hàng loạt phi công của Vietnam Airlines xin nghỉ việc khiến dư luận đặt câu hỏi liệu họ sẽ đầu quân cho doanh nghiệp nào.
Liên quan đến sự việc được Vietnam Airlines (VNA) đánh giá là "bất thường" và cho rằng có sự "lãn công" của phi công hãng xuất phát từ sự cáo ốm của đồng loạt 117 lượt phi công trong đợt cao điểm Tết dương lịch 30/12/2014 đến 4/1/2015, trong đó chỉ có 10 trường hợp có giấy bác sỹ (chứng nhận của cơ quan y tế), số phi công của đội bay Airbus (A320 - !321) chiếm hơn 90%, không có phi công nào thuộc dòng Boeing 777 hay ATR72. Số lượng này gấp hơn 2 lần cùng kỳ 2013-2014, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của VNA vào mùa cao điểm.
Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho hay: Sự "bất thường" này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, dấu hiệu lãn công tập thể.
Ông Thanh đã nói đến việc liệu phía sau sự "bất thường" này có tồn tại một yếu tố kích động gì không? Nó uy hiếp đến các hoạt động tức thời chứ đừng nói đến những kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Ngay Tết Ất Mùi tới đây, Vietnam Airlines có vỡ hết kế hoạch sản xuất kinh doanh khi 117 người không làm việc và điều này sẽ ảnh hưởng tới tình hình an ninh kinh tế quốc gia.
"Nhà nước cần phải có những hành động tức thời về mặt hành chính chứ không thể chỉ trông chờ vào sự giải quyết của Vietnam Airlines được... Trong tình hình hiện tại, khi 117 phi công của cùng một hãng hàng không cùng xin nghỉ thì rất khó để duy trì hoạt động", ông Thanh cho hay.
Tại Việt Nam hiện nay, thị phần hàng không nội địa nếu tính % trên tổng số ghế thì năm 2013, Vietnam Airlines chiếm 57%, Vietjet chiếm 26%, Jetstar Pacific chiếm 15%, còn lại 2% thuộc về VASCO, như vậy, có thể thấy, khi lượng nhân sự chất lượng cao của Vietnam Airlines đồng loạt xin nghỉ, cộng với việc hãng hàng không tư nhận Vietjet liên tục mở rộng thị trường bằng việc ồ ạt mua, thuê tàu bay mới, dư luận không khỏi hoài nghi về đích đến của các phi công vừa nghỉ việc tại Vietnam Airlines.
Trả lời về câu hỏi “liệu việc phi công của Vietnam Airlines xin nghỉ việc hàng loạt có liên quan đến Vietjet không?”, ông Phạm Ngọc Minh cho biết: “Chúng tôi không bao giờ nghĩ chuyện vừa rồi là do Vietjet Air, chúng tôi không đặt hãng hàng không cụ thể nào lên bàn nghị sự”.
Theo tìm hiểu của PV VTC News, hiện nay Vietjet có 275 phi công, mang quốc tịch của hơn 40 quốc gia và chỉ có 27 phi công người Việt, tức là 90% lượng phi công này là người nước ngoài.
Mức lương Vietjet trả lương cho nhân viên kĩ thuật cao được tính toán dựa trên cơ sở cạnh tranh mặt bằng thu nhập của khu vực. Mức lương thực tế của các phi công làm việc tại Vietjet không hẳn cao gấp 2-3 lần mức lương cùng một vị trí tương tự ở doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ nhỉnh hơn một chút.
Tuy nhiên, vì Vietjet hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân nên cơ chế chính sách, các quyết sách của hãng hàng không này dường như khá "thoáng".
Xác định nhân lực là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển của doanh nghiệp, và với tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua, cộng thêm yếu tố mở cửa bầu trời trong năm 2015, có vẻ như Vietjet cũng đã và đang thực hiện những chiến lược nhân sự một cách bài bản để giữ chân nhân tài. Trong đó, yếu tố lương bổng, môi trường làm việc, môi trường cho cá nhân phát huy năng lực bản thân... luôn được Vietjet đặt lên hàng đầu.
Hiện Vietjet đã đưa vào vận hành trụ sở với 2 tầng trên diện tích sàn 1.200m2 (tổng cộng 2.400m2) trong đó đầu tư các cơ sở vật chất hiện đại, trong không gian mở thân thiện để nhân viên, học viên có một môi trường thực sự hài hòa để phát huy năng lực chuyên môn.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, chưa thể khẳng định số lượng phi công nghỉ việc tại Vietnam Airlines để chuyển sang làm cho Vietjet hòng nhận mức lương gấp 2-3 lần mức lương hiện tại. Tuy nhiên, vụ việc hàng loạt phi công nghỉ ốm, xin nghỉ việc được cho là do không thoả mãn với mức lương và chế độ đãi ngộ cũng đã khiến Vietnam Airlines khá vất vả trong việc xử lý kế hoạch bay do bị xáo trộn về nhân sự.
Giải quyết trước mắt vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có chỉ đạo Cục Hàng không tạm thời chưa xem xét chấp thuận việc chuyển đổi nhà khai thác với lực lượng phi công của Vietnam Airlines. Đồng thời Bộ trưởng Thăng cũng yêu cầu Vietnam Airlines điều chỉnh chế độ tiền lương cho lực lượng lao động kỹ thuật cao trong quý I/2015, để không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và uy hiếp hoạt động bay của Tổng công ty.
Ngoài ra, Vietnam Airlines cần thực hiện những giải pháp cấp bách về tư tưởng, giáo dục để ổn định tình hình; có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, theo ông Lại Xuân Thanh, giải quyết vấn đề lâu dài sẽ cần phải có những văn bản luật và dưới luật để cụ thể hóa những quy định liên quan đến quản lý và sử dụng lực lượng lao động đặc thù này.
Được biết, Bộ Giao thông Vận tải đã giao các đơn vị chức năng chậm nhất đến tháng 7/2015 phải hoàn thành các văn bản dưới luật để giải quyết vấn đề nghỉ, chuyển việc của phi công.
Bảo Bình
Hàng loạt phi công VNA nghỉ việc sẽ đi đâu? - Ảnh internet mang tính minh họa |
Ông Thanh đã nói đến việc liệu phía sau sự "bất thường" này có tồn tại một yếu tố kích động gì không? Nó uy hiếp đến các hoạt động tức thời chứ đừng nói đến những kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Ngay Tết Ất Mùi tới đây, Vietnam Airlines có vỡ hết kế hoạch sản xuất kinh doanh khi 117 người không làm việc và điều này sẽ ảnh hưởng tới tình hình an ninh kinh tế quốc gia.
"Nhà nước cần phải có những hành động tức thời về mặt hành chính chứ không thể chỉ trông chờ vào sự giải quyết của Vietnam Airlines được... Trong tình hình hiện tại, khi 117 phi công của cùng một hãng hàng không cùng xin nghỉ thì rất khó để duy trì hoạt động", ông Thanh cho hay.
Nguồn Infonet |
Tại Việt Nam hiện nay, thị phần hàng không nội địa nếu tính % trên tổng số ghế thì năm 2013, Vietnam Airlines chiếm 57%, Vietjet chiếm 26%, Jetstar Pacific chiếm 15%, còn lại 2% thuộc về VASCO, như vậy, có thể thấy, khi lượng nhân sự chất lượng cao của Vietnam Airlines đồng loạt xin nghỉ, cộng với việc hãng hàng không tư nhận Vietjet liên tục mở rộng thị trường bằng việc ồ ạt mua, thuê tàu bay mới, dư luận không khỏi hoài nghi về đích đến của các phi công vừa nghỉ việc tại Vietnam Airlines.
Trả lời về câu hỏi “liệu việc phi công của Vietnam Airlines xin nghỉ việc hàng loạt có liên quan đến Vietjet không?”, ông Phạm Ngọc Minh cho biết: “Chúng tôi không bao giờ nghĩ chuyện vừa rồi là do Vietjet Air, chúng tôi không đặt hãng hàng không cụ thể nào lên bàn nghị sự”.
Theo tìm hiểu của PV VTC News, hiện nay Vietjet có 275 phi công, mang quốc tịch của hơn 40 quốc gia và chỉ có 27 phi công người Việt, tức là 90% lượng phi công này là người nước ngoài.
Môi trường làm việc của Vietjet tạo sự thoải mái, không gian mở để nhân viên có thể mặc sức sáng tạo - Ảnh: Bảo Bình |
Mức lương Vietjet trả lương cho nhân viên kĩ thuật cao được tính toán dựa trên cơ sở cạnh tranh mặt bằng thu nhập của khu vực. Mức lương thực tế của các phi công làm việc tại Vietjet không hẳn cao gấp 2-3 lần mức lương cùng một vị trí tương tự ở doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ nhỉnh hơn một chút.
Tuy nhiên, vì Vietjet hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân nên cơ chế chính sách, các quyết sách của hãng hàng không này dường như khá "thoáng".
Xác định nhân lực là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển của doanh nghiệp, và với tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua, cộng thêm yếu tố mở cửa bầu trời trong năm 2015, có vẻ như Vietjet cũng đã và đang thực hiện những chiến lược nhân sự một cách bài bản để giữ chân nhân tài. Trong đó, yếu tố lương bổng, môi trường làm việc, môi trường cho cá nhân phát huy năng lực bản thân... luôn được Vietjet đặt lên hàng đầu.
Hiện Vietjet đã đưa vào vận hành trụ sở với 2 tầng trên diện tích sàn 1.200m2 (tổng cộng 2.400m2) trong đó đầu tư các cơ sở vật chất hiện đại, trong không gian mở thân thiện để nhân viên, học viên có một môi trường thực sự hài hòa để phát huy năng lực chuyên môn.
Trụ sở với mặt sàn 1.200m2 vừa được Vietjet đưa vào sử dụng trên đường Trường Sơn (Quận Tân Bình, TP HCM) - Ảnh: Bảo Bình |
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, chưa thể khẳng định số lượng phi công nghỉ việc tại Vietnam Airlines để chuyển sang làm cho Vietjet hòng nhận mức lương gấp 2-3 lần mức lương hiện tại. Tuy nhiên, vụ việc hàng loạt phi công nghỉ ốm, xin nghỉ việc được cho là do không thoả mãn với mức lương và chế độ đãi ngộ cũng đã khiến Vietnam Airlines khá vất vả trong việc xử lý kế hoạch bay do bị xáo trộn về nhân sự.
Giải quyết trước mắt vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có chỉ đạo Cục Hàng không tạm thời chưa xem xét chấp thuận việc chuyển đổi nhà khai thác với lực lượng phi công của Vietnam Airlines. Đồng thời Bộ trưởng Thăng cũng yêu cầu Vietnam Airlines điều chỉnh chế độ tiền lương cho lực lượng lao động kỹ thuật cao trong quý I/2015, để không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và uy hiếp hoạt động bay của Tổng công ty.
Ngoài ra, Vietnam Airlines cần thực hiện những giải pháp cấp bách về tư tưởng, giáo dục để ổn định tình hình; có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, theo ông Lại Xuân Thanh, giải quyết vấn đề lâu dài sẽ cần phải có những văn bản luật và dưới luật để cụ thể hóa những quy định liên quan đến quản lý và sử dụng lực lượng lao động đặc thù này.
Được biết, Bộ Giao thông Vận tải đã giao các đơn vị chức năng chậm nhất đến tháng 7/2015 phải hoàn thành các văn bản dưới luật để giải quyết vấn đề nghỉ, chuyển việc của phi công.
Bảo Bình
Bình luận