Bình Nhưỡng cho phép một số lượng nhất định phóng viên đến Triều Tiên để theo dõi quá trình phá hủy khu thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri vào ngày 24/5, tuy nhiên, những người này không thể có đủ kinh nghiệm để biết liệu khu vực này còn có thể tiếp tục sử dụng hay không.
Ở thời điểm hiện tại, chứng cứ duy nhất chỉ là những bức ảnh và video về hiện trường được phóng viên nước ngoài ghi lại.
Theo ông Jimmie Oxley, giáo sư tại trường đại học Rhode Island (Mỹ), điều này là chưa đủ để kết luận khu thử nghiệm hạt nhân đã bị phá hủy hoàn toàn và đây có thể chính là lý do Triều Tiên chỉ để các phóng viên mà không có các chuyên gia theo dõi hoạt động này.
“Rất nhiều điều khó hiểu đối với các phóng viên có mặt tại đó. Chúng tôi đã nhìn thấy cửa đường hầm sập xuống nhưng không thể khẳng định bất kì điều gì. Triều Tiên rất giỏi trong việc tạo ra những sự tưởng tượng, điều gây ra nhiều nghi ngờ về sự phá hủy khu thử nghiệm hạt nhân”, phóng viên Tom Cheshire của Sky News có mặt ở hiện trường cho hay.
Bãi thử Punggye-ri, nằm ở phía đông bắc Triều Tiên, là nơi chính quyền nước này đã tiến hành 6 cuộc thử nghiệm hạt nhân kể từ năm 2006, bao gồm cả cuộc thử nghiệm gần đây nhất hồi tháng 9-2017.
Tuyên bố phá hủy Punggye-ri cũng khiến giới chức tình báo Mỹ hoài nghi rằng, Bình Nhưỡng vẫn dễ dàng cải tạo khu vực này bất chấp thiệt hại sau những vụ thử nghiệm hạt nhân và không có bằng chứng rõ ràng về việc nó bị phá hủy.
Video: Triều Tiên đánh sập bãi thử hạt nhân theo đúng tuyên bố
Bình luận