• Zalo

Nghi vấn sụt lún đại lộ ngàn tỷ, hiện đại nhất TP.HCM

Thời sựThứ Tư, 27/03/2013 03:41:00 +07:00Google News

(VTC News) - Ban quản lý công trình cho rằng nguyên nhân gây lún mặt đường do xe quá tải,nhưng nhiều chuyên gia giao thông đã phản bác.

(VTC News) - Ban quản lý công trình cho rằng nguyên nhân gây lún mặt đường do xe quá tải, nhưng nhiều chuyên gia giao thông đã phản bác.

Sau nhiều lần sửa chữa nhưng mặt đường đại lộ Mai Chí Thọ (đoạn từ hầm vượt sông Sài Gòn đến cầu vượt Cát Lái) vẫn còn nhiều chỗ bị lún, lớp bê tông nhựa đường bị trồi lên khiến mặt đường nham nhở, dợn sóng, gây nguy hiểm cho các phương tiện di chuyển.

Ngày 26/3, Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình đô thị là đại diện chủ đầu tư khẳng định, các nhà tư vấn và nhà thầu đang tiến hành công tác bổ sung để hoàn tất việc xác định cấp phối (gồm các thành phần hạt của đất, cát, sỏi, v.v. trộn lẫn theo một tỉ lệ nhất định) phù hợp, áp dụng cho khu vực bị trồi nhựa.
Vào tháng 5/2013 dự kiến thực hiện một số công việc bổ sung để đánh giá, lựa chọn cấp phối và sẽ hoàn thành trong tháng.

Đại diện chủ đầu tư dự án đại lộ Đông Tây cũng cho biết thêm, quá trình nghiên cứu và sửa chữa triệt để khu vực trồi nhựa sẽ được tiến hành qua các giai đoạn: xác định các cấp phối đối chiếu, thử nghiệm tại phòng thí nghiệm, thi công thử nghiệm tại khu vực trồi nhựa và theo dõi diễn biến thực tế để xác định cấp phối tối ưu.
Trong khi chờ đợi khắc phục tình trạng mặt đường "bấp bênh", chủ đầu tư sẽ yêu cầu tư vấn và nhà thầu triển khai các giải pháp khắc phục tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông.
 Sau nhiều lần sửa chữa với nhiều phương án nhưng đại lộ Đông Tây
khu vực sụt, trồi nhựa vẫn không hết "bệnh"

Theo Ban quản lý, nguyên nhân ban đầu gây lún mặt đường là xe quá tải. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giao thông đã phản bác vì nếu đại lộ Đông Tây bị lún do xe quá tải thì xa lộ Hà Nội và Liên Tỉnh lộ 25B (đường Đồng Văn Cống) cũng phải chịu số phận tương tự. Trong khi đó, 2 tuyến đường trên không có dấu hiệu lún và trồi nhựa.
Trước đó, Phó chủ tịch Hiệp hội cầu đường cảng TPHCM Hà Ngọc Trường cho rằng, đường hỏng nguyên nhân là ở nền móng bên dưới, nền móng không ổn định, nếu sửa chữa ở phần bề mặt phía trên thì chẳng ăn thua gì. Nguyên nhân có nhiều nhưng cái đầu tiên là do đơn vị thi công khảo sát chưa kỹ, phải có thông số về địa chất nơi đây để xử lý kỹ hơn tránh xảy ra vấn đề như hiện nay.
Khởi công cuối tháng 1/2005, đại lộ Đông Tây "xẻ dọc" thành phố, nối từ Đông sang Tây Sài Gòn, chưa đầy 30 phút chạy xe. Đại lộ Đông Tây, đoạn từ hầm vượt sông Sài Gòn đến cầu vượt Cát Lái với chiều dài khoảng 6,5 km được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2011.

Phan Cường
Bình luận
vtcnews.vn