• Zalo

Nghi vấn quanh vụ máy bay MH17 bị bắn hạ ở Ukraine

Thế giớiThứ Bảy, 19/07/2014 10:21:00 +07:00Google News

(VTC News) - Nhà báo, chuyên gia hàng không Nga phân tích những nghi ngờ quanh vụ máy bay MH17 chở 295 người được nói là bị bắn hạ ở Ukraine.

(VTC News) - Nhà báo Nga phân tích những nghi ngờ quanh vụ máy bay MH17 chở 295 người được nói là bị bắn hạ ở Ukraine.

Bài báo mang tựa đề: "
Biên niên một vụ khiêu khích được thông báo rộng rãi" của nhà báo Nga Maksim Kononenko.
VTC News giới thiệu nội dung bài báo:
Chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines bị rơi ở vùng Donetsk. 298 người chết. Máy bay bị rơi từ độ cao 10 km thì thường chỉ có 2 lý do - hoặc là nổ trên máy bay, hoặc là tên lửa bắn trúng. Nếu quan tâm đến vùng máy bay bị rơi thì giả thiết máy bay bị bắn là hoàn toàn lôgic. Câu hỏi chỉ còn là ai bắn.
Hiện trường vụ máy bay Malaysia rơi 

Trên hành tinh này chỉ có 2 quốc gia đã từng bắn hạ máy bay dân sự nước khác do nhầm lẫn. Đó là Mỹ và Ukraine.
Năm 1988, Mỹ đã bắn rơi máy bay A300 của hãng hàng không Iran Air trên Vịnh Ba Tư. Tất cả 290 hành khách (gồm cả 66 trẻ em) và phi hành đoàn trên máy bay đều thiệt mạng.
Năm 2001, quân đội Ukraine bắn rơi chiếc TU-154 của Nga trên Biển Đen, toàn bộ 78 người trên khoang đã thiệt mạng. 
Liên Xô cũng đã từng bắn máy bay hành khách dân sự, nhưng đó không phải nhầm lẫn, mà là có chủ đích. Tuy nhiên sự việc năm 1983 khá thú vị trong tình hình hiện tại. 
Vấn đề là đường bay của MH17 trước đây theo hành trình khác. Độ lệch khỏi hành trình thông thường là gần 450 km.
Còn chiếc Boeing KAL007 năm 1983 của Hàn Quốc lệch khỏi hành trình thông thường khoảng 500 km. Quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ khi đó cũng đại khái như giữa Nga và Mỹ bây giờ. Thế nhưng chiếc máy bay này lúc đó phớt lờ các cảnh báo liên tục từ phía Liên Xô.
Máy bay MH17 của Malaysia trước khi gặp nạn 

Nhưng con người là một thực thể có thể học được cơ mà. Và nếu như câu chuyện với máy bay Hàn Quốc, xét cho cùng, đã không trở thành sự khiêu khích, thì tại sao không dùng nó như bài học mẫu cho các khiêu khích tương lai.
Chúng ta hãy xem những gì gợi nên nghi vấn. Trước hết là đường bay thay đổi hẳn của máy bay. Thứ hai, là hãng hàng không mà hồi tháng 3 năm nay mất một chuyến bay trên Ấn Độ Dương, mà đến nay vẫn chưa rõ số phận (MH370). Thứ ba, sự sẵn sàng quá rõ ràng của chính quyền Kiev đối với việc, rằng sự kiện như thế này có thể xảy ra.
Điểm cuối cùng cần được giải thích rõ hơn. Chiếc máy bay hành khách bay ở độ cao 10km với vận tốc 900 km/h không thể bị bắn hạ bằng tên lửa vác vai "Igla" mà dân quân vẫn dùng để bắn trực thăng quân sự Ukraine. Phải có các vũ khí hạng nặng hơn. Ví dụ, tổ hợp tên lửa phòng không "Buk" chẳng hạn. Loại vũ khí này thì nhiều nước có. Thí dụ, Ukraine.
Truyền thông phương Tây nói có thể máy bay Malaysia bị phe ly khai Ukraine dùng tên lửa bắn hạ 

Và nửa giờ trước khi mất liên lạc với Boeing MH17, thì thư ký Hội đồng bảo an Ukraine Andrei Lysenko tuyên bố rằng lực lượng dân quân có "Buk". Thí dụ trong danh sách các tin tức mới trang "Sự thật Ukraine" chẳng hạn, những cái tít ngày 17/7 thế này: 17:26 - Hội đồng bảo an Ukraine thông báo về "Buk", 17:49 - máy bay hành khách bị bắn hạ ở vùng Donetsk.
Nhưng vấn đề là  "Buk" có mặt ở chỗ  dân quân không phải mới 1-2 ngày. Thông báo về việc một phần vũ khí phòng không A-1402 có cả "Buk" đã xuất hiện từ ngày 29/6! 
Thế sao các binh lính của Strelkov không bắn hạ được cái máy bay nào bay cao? Trên đó lúc nào chả có máy bay bay!
>> Radar Mỹ xác nhận máy bay Malaysia bị tên lửa bắn hạ

Lúc nào cũng bay - đó là vấn đề thứ hai. Kiev đã thông báo vùng chiến sự là cấm bay, nhưng chỉ tới độ cao 7900m. Nếu như chính quyền Ukraine biết rằng dân quân đã có "Buk", sao họ không cấm bay luôn cho xong?
Ngay lập tức xuất hiện những bức ảnh dường như là của một em bé nằm trên đồng (trông hơi giống búp bê), và hộ chiếu một hành khách - hộ chiếu hoàn toàn mới, không có dấu vết muội khói. Và còn xuất hiện trước khi cư dân địa phương đến được nơi xảy ra thảm họa.
Hiện trường thảm khốc vụ rơi máy bay Malaysia 

Và chẳng bao lâu sau tại tài khoản Youtube của SBU xuất hiện bản ghi âm cuộc nói chuyện của chỉ huy dân quân Gorlovka Igor Bezler và trung tá an ninh Vladimir Geranin. Bezler báo cáo Geranin rằng một chiếc máy bay bị bắn hạ. Nhà báo Ilia Barabanov gọi cho Geranin, ông này hết sức ngạc nhiên và bảo là không hề trao đổi điều gì tương tự với Bezler. 
Không lâu sau thì clip đó được ẩn đi, và xuất hiện bản ghi âm khác, giữa hai người có mật danh là “Thiếu tá” (Major) và “Người Hy Lạp” (Greek). "Thiếu tá" nói rằng "những người Côdắc đóng quân tại Chernukhino” đã bắn hạ một chiếc máy bay. 
Thôi thì kệ dân Côdắc biết điều khiển "Buk" đi, chúng ta tập trung vào điều này - cái file audio ấy được tạo ra ngày 16/7. Tức là hoặc là trong đoạn ghi âm ấy người ta nói về chiếc máy bay khác, hoặc đó là phần chuẩn bị kỹ càng về thông tin từ trước cho một vụ khiêu khích.
Hiện trường chiếc máy bay Malaysia xấu số bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine 

Tất nhiên, có những câu hỏi cho cả phía bên kia nữa. Điều này liên quan đến chiếc AN-26 mà dường như bị dân quân bắn hạ vào đúng khoảng thời điểm khi mà chiếc Boeing rơi. Điều này được viết trên twitter của Igor Strelkov, sau đó thì máy bay AN-26 chẳng tìm thấy, còn cái thông tin trên twitter thì bị xóa. Nhưng vấn đề là chẳng ai biết, thực sự ai là tác giả các thông tin trên twitter kia.
>> Ukraine tung băng ghi âm cáo buộc phe ly khai bắn rơi máy bay
Chỉ biết rằng, đó không phải Strelkov.
Và chúng ta còn biết rằng ngày 13/7 đại diện dân quân Ruslan Taskaev thông báo về việc tổ hợp "Buk" duy nhất mà dân quân chiếm được bị hỏng (Tổng công tố Ukraine còn tuyên bố là dân quân chả chiếm được gì). Và chúng ta còn biết rằng trung đoàn tên lửa số 156 của quân đội Ukraine triển khai các tiểu đoàn chiến đấu cả mình ở rìa tây bắc Donetsk, với 27 tổ hợp "Buk-M1". Và tất nhiên, chúng ta còn biết, bây giờ người ta sẽ trút hết tội lỗi cho ai.

Theo bạn, vì sao máy bay Malaysia MH17 bị bắn hạ?

  • Tên lửa phe ly khai miền Đông Ukraine bắn
  • Tiêm kích Ukraine bắn
  • Tên lửa Nga bắn
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Lưu Hải Hà (dịch)
Bình luận
vtcnews.vn