Trong một thông điệp trên mạng xã hội Twitter, ông Omalu viết: “Tôi khuyên các quan chức trong chiến dịch tranh cử của bà Clinton nên đưa bà ấy đi xét nghiệm nồng độ độc tố trong máu. Có thể bà ấy đã bị đầu độc”.
Không dừng lại ở đó, là một người được biết đến với trình độ chuyên môn xuất sắc và sự kiên trì hiếm thấy, ông Omalu tiếp tục củng cố lập luận đã nêu ra.
Ông cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa - từng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với ông chủ Điện Kremlin, là những người không đáng tin cậy.
Theo báo The Washington Post, ông Putin hồi tháng 1 năm nay bị cáo buộc dính líu đến cái chết của cựu điệp viên tình báo KGB Alexander Litvinenko tại London – Anh vào năm 2006.
Hai nhà báo Griff Witte và Michael Birnbaum của The Washington Post đã viết vào thời điểm đó: “Mặc dù chỉ dừng lại ở việc đổ lỗi cho Tổng thống Putin, cuộc điều tra tìm thấy bằng chứng gián tiếp mạnh mẽ cho thấy chính phủ Nga chịu trách nhiệm cho cái chết của ông Litvinenko”.
Tờ báo cũng bình luận để ám sát một cựu điệp viên KGB trên đất Anh, chắc chắn ông Putin phải “bật đèn xanh”, nếu không vụ ám sát sẽ không thể xảy ra.
Ông Omalu sinh trưởng ở Nigeria, sau đó nhập quốc tịch Mỹ vào năm 2015. Ông là nhà nghiên cứu bệnh lý nổi tiếng cũng như sở hữu nhiều bằng cấp danh giá.
Uy tín của nhà nghiên cứu này được khẳng định sau vụ ông kiên trì tìm nguyên nhân gây ra cái chết của một số cầu thủ đội Pittsburgh Steelers. Cuối cùng, ông đã thuyết phục được những người hoài nghi rằng họ tổn thương não dẫn đến tử vong là do dùng đầu đỡ bóng quá nhiều.
Hiện tại, có vẻ ông Omalu vẫn chưa dừng lại ở giả thuyết bà Clinton bị đầu độc.
Thực hư tin đồn bà Clinton chỉ còn sống được một năm
Bình luận