(VTC News) - Ông Bùi Văn Võ, Trưởng phòng Quản lý hoạt động bay, Cục Hàng không Việt Nam cho rằng việc phi công của hãng hàng không FlyDubai chờ 2 tiếng trên không trung là bất thường.
Phi công FlyDubai đã có quyết định sai?
Sáng 19/3, một máy bay Boeing 737 của hãng hàng không FlyDubai mang số hiệu FZ981 đã bất ngờ lao xuống và phát nổ ngay gần đường băng trong thời tiết mưa lớn và gió mạnh. Tai nạn khiến toàn bộ 62 người trên máy bay thiệt mạng. Điều đáng nói, máy bay đã bay 2 giờ trên không trung trước khi gặp nạn.
Một số chuyên gia hàng không trong nước cho rằng thật khó hình dung quyết định của phi công FlyDubai khi cho máy bay bay chờ hơn 2 giờ trên không trung.
Trên trang cá nhân của mình, chuyên gia về hàng không Lương Hoài Nam giải thích: “Chính sách nạp dầu của hầu hết các hãng hàng không cho việc bay chờ thời tiết thường chỉ cho 30 phút bay. Nếu quá 30 phút thì phi công phải bay sang sân bay dự bị. Chuyến bay nào cũng có sân bay dự bị ghi trong kế hoạch bay.
Nếu bay chờ quá 30 phút, khả năng là sẽ không còn đủ dầu bay đến sân bay dự bị nữa, buộc phải cố hạ cánh dù thời tiết không cho phép”.
Đồng quan điểm trên, ông Bùi Văn Võ, Trưởng phòng Quản lý hoạt động bay, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) cho rằng chờ 2 tiếng trong trường hợp trên là bất thường.
Tuy vậy, ông Võ nhấn mạnh: “Không nhất thiết là chỉ chờ 30 phút. Trong kế hoạch bay, thông thường máy bay được nạp dầu vào để bay chờ ở sân bay đến khoảng 30 phút nhưng tùy theo tình hình thời tiết ở khu vực, để người ta lập kế hoạch bay khác như bay chờ lâu hơn”.
“Tôi có xem hình vẽ, nếu nó bay vòng vòng như thế thì không đến 2 tiếng… Các báo đưa tin như vậy nhưng có thể bị nhầm lẫn” – ông Võ nói.
Theo ông Võ, các phi công cho máy bay chờ trên không trung hay hạ cánh đều có kế hoạch và lịch trình đầy đủ bao gồm sân bay dự bị hạ cánh trên đường bay, sân bay dự bị hạ cánh khi thời tiết xấu,...
Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Tổng Giám đốc hãng hàng không VietjetAir cho biết khi bay, bất kể khi nào, phi công đều có quyền đề xuất kế hoạch bay mới của mình.
“Mỗi một chuyến bay đều có phương án sân bay hạ cánh dự bị. Người lái sẽ quyết định hạ ở sân bay nào, đến đây không được thì phải đến đâu, căn cứ vào lượng dầu trên máy bay, không ai quy định 5 phút hay 10 phút phải đi cả…
Trong vụ máy bay rơi ở Nga, phi công có thể nghĩ 2 tiếng chờ để xuống được còn hơn bay đến một nơi xa tít mất 1 tiếng 30 phút nhưng rồi không được lại phải bay về thì còn tốn hơn” – ông Tâm phỏng đoán.
Hành khách cần thông cảm khi chuyến bay bị hủy, hoãn chuyến
Trong quy định của ngành hàng không, có hàng trăm các điều kiện khác nhau để máy bay không thể hạ cánh được, vì vậy, các hành khách trước khi đi nên tham khảo các điều kiện hủy, hoãn chuyến này.
Ông Tâm cho biết: Tại Việt Nam, những sự cố chậm, hoãn, hủy chuyến bay thường xuyên xảy ra, như tháng 3 này, các sân bay ở miền Bắc độ ẩm 99%, sương mù dày đặc không thể hạ cánh được… Mấy ngày hôm nay, ở Hải Phòng có hàng chục chuyến của VietJetAir đều phải quay về Hà Nội.
“Dân mình cứ đi mà không đúng kế hoạch, ai chẳng bức xúc nhưng phải hiểu: Các cơ quan chuyên môn, Cục Hàng không đều có các điều kiện hủy, hoãn chuyến. Tất cả người dân khi đã đi máy bay là phải chấp hành những điều kiện an toàn của ngành hàng không… Không ai có thể vượt qua các điều kiện đó nếu không muốn chết như các nạn nhân xấu số kia” - ông Tâm nhắn gửi tới những người dân Việt khi đi máy bay.
Vị đại diện của VietJetAir cũng nhấn mạnh: “Ai đi máy bay đều có kế hoạch cả và khi không hoàn thành theo kế hoạch thì đều bức xúc, đều bị ảnh hưởng tới kế hoạch cá nhân, nhưng không thể lấy những ảnh hưởng đó để đánh đổi tính mạng được… Hãng hàng không hay các nhà chức trách không thể làm gì khác ngoài việc đảm bảo sự an toàn cao nhất cho hành khách – đó là tính mạng con người”.
Vì vậy, theo các chuyên gia hàng không, mỗi khi đi máy bay, nếu phi công quyết định bay đến sân bay khác để hạ cánh thì người dân không nên tỏ thái độ bức bối hay tức giận, mà nên mừng bởi họ làm như thế là chuyên nghiệp, tất cả vì tính mạng của hành khách. Bởi tính mạng của con người là vô giá.
Ngọc Hân
Phi công FlyDubai đã có quyết định sai?
Sáng 19/3, một máy bay Boeing 737 của hãng hàng không FlyDubai mang số hiệu FZ981 đã bất ngờ lao xuống và phát nổ ngay gần đường băng trong thời tiết mưa lớn và gió mạnh. Tai nạn khiến toàn bộ 62 người trên máy bay thiệt mạng. Điều đáng nói, máy bay đã bay 2 giờ trên không trung trước khi gặp nạn.
Một số chuyên gia hàng không trong nước cho rằng thật khó hình dung quyết định của phi công FlyDubai khi cho máy bay bay chờ hơn 2 giờ trên không trung.
Trên trang cá nhân của mình, chuyên gia về hàng không Lương Hoài Nam giải thích: “Chính sách nạp dầu của hầu hết các hãng hàng không cho việc bay chờ thời tiết thường chỉ cho 30 phút bay. Nếu quá 30 phút thì phi công phải bay sang sân bay dự bị. Chuyến bay nào cũng có sân bay dự bị ghi trong kế hoạch bay.
Nếu bay chờ quá 30 phút, khả năng là sẽ không còn đủ dầu bay đến sân bay dự bị nữa, buộc phải cố hạ cánh dù thời tiết không cho phép”.
Phi công FlyDubai đã có quyết định sai? |
Tuy vậy, ông Võ nhấn mạnh: “Không nhất thiết là chỉ chờ 30 phút. Trong kế hoạch bay, thông thường máy bay được nạp dầu vào để bay chờ ở sân bay đến khoảng 30 phút nhưng tùy theo tình hình thời tiết ở khu vực, để người ta lập kế hoạch bay khác như bay chờ lâu hơn”.
“Tôi có xem hình vẽ, nếu nó bay vòng vòng như thế thì không đến 2 tiếng… Các báo đưa tin như vậy nhưng có thể bị nhầm lẫn” – ông Võ nói.
Theo ông Võ, các phi công cho máy bay chờ trên không trung hay hạ cánh đều có kế hoạch và lịch trình đầy đủ bao gồm sân bay dự bị hạ cánh trên đường bay, sân bay dự bị hạ cánh khi thời tiết xấu,...
Video: Toàn cảnh thảm kịch rơi máy bay ở Nga khiến 62 người thiệt mạng
VTV
“Mỗi một chuyến bay đều có phương án sân bay hạ cánh dự bị. Người lái sẽ quyết định hạ ở sân bay nào, đến đây không được thì phải đến đâu, căn cứ vào lượng dầu trên máy bay, không ai quy định 5 phút hay 10 phút phải đi cả…
Trong vụ máy bay rơi ở Nga, phi công có thể nghĩ 2 tiếng chờ để xuống được còn hơn bay đến một nơi xa tít mất 1 tiếng 30 phút nhưng rồi không được lại phải bay về thì còn tốn hơn” – ông Tâm phỏng đoán.
Hành khách cần thông cảm khi chuyến bay bị hủy, hoãn chuyến
Trong quy định của ngành hàng không, có hàng trăm các điều kiện khác nhau để máy bay không thể hạ cánh được, vì vậy, các hành khách trước khi đi nên tham khảo các điều kiện hủy, hoãn chuyến này.
Ông Tâm cho biết: Tại Việt Nam, những sự cố chậm, hoãn, hủy chuyến bay thường xuyên xảy ra, như tháng 3 này, các sân bay ở miền Bắc độ ẩm 99%, sương mù dày đặc không thể hạ cánh được… Mấy ngày hôm nay, ở Hải Phòng có hàng chục chuyến của VietJetAir đều phải quay về Hà Nội.
“Dân mình cứ đi mà không đúng kế hoạch, ai chẳng bức xúc nhưng phải hiểu: Các cơ quan chuyên môn, Cục Hàng không đều có các điều kiện hủy, hoãn chuyến. Tất cả người dân khi đã đi máy bay là phải chấp hành những điều kiện an toàn của ngành hàng không… Không ai có thể vượt qua các điều kiện đó nếu không muốn chết như các nạn nhân xấu số kia” - ông Tâm nhắn gửi tới những người dân Việt khi đi máy bay.
Video: Kinh hoàng khoảnh khắc máy bay chở khách của Nga rơi, phát nổ
Vị đại diện của VietJetAir cũng nhấn mạnh: “Ai đi máy bay đều có kế hoạch cả và khi không hoàn thành theo kế hoạch thì đều bức xúc, đều bị ảnh hưởng tới kế hoạch cá nhân, nhưng không thể lấy những ảnh hưởng đó để đánh đổi tính mạng được… Hãng hàng không hay các nhà chức trách không thể làm gì khác ngoài việc đảm bảo sự an toàn cao nhất cho hành khách – đó là tính mạng con người”.
Vì vậy, theo các chuyên gia hàng không, mỗi khi đi máy bay, nếu phi công quyết định bay đến sân bay khác để hạ cánh thì người dân không nên tỏ thái độ bức bối hay tức giận, mà nên mừng bởi họ làm như thế là chuyên nghiệp, tất cả vì tính mạng của hành khách. Bởi tính mạng của con người là vô giá.
Ngọc Hân
Bình luận