(VTC News) – Những bức tranh của chàng họa sỹ trẻ khiếm thính để lại ấn tượng cho người xem không chỉ bởi nét vẽ mộc mạc, chân thành mà trong đó còn chất chứa một nghị lực phi thường.
Trong căn gác nhỏ trên phố Khâm Thiên, Hà Nội, có một chàng trai ngày đêm miệt mài bên giá vẽ, không gian xung quanh căn phòng luôn bề bộn bởi vải toan, mực màu và bút lông.
Vẻ ngoài điển trai và nhanh nhẹn khiến những người lần đầu tiếp xúc với chàng họa sỹ trẻ Nguyễn Hoàng Việt không khỏi ngạc nhiên khi biết Việt không thể nghe và không nói được từ nào.
Vẻ ngoài điển trai và nhanh nhẹn khiến những người lần đầu tiếp xúc với chàng họa sỹ trẻ Nguyễn Hoàng Việt không khỏi ngạc nhiên khi biết Việt không thể nghe và không nói được từ nào.
Họa sỹ trẻ tài năng Nguyễn Hoàng Việt |
Nghiệt ngã
Năm 1989, cậu bé Nguyễn Hoàng Việt được sinh ra trong một căn nhà nhỏ trên con phố Khâm Thiên. Việt là một cậu bé bụ bẫm, khôi ngô như bao đứa trẻ khác, tuy nhiên một trận ốm kéo dài, phải dùng thuốc điều trị liều cao khi mới tròn 14 tháng tuổi đã làm khả năng giao tiếp của Việt giảm đi rất nhiều. Ban đầu gia đình chỉ nghĩ Việt chậm nói cho đến một ngày, mẹ của Việt phát hiện ra em hoàn toàn không thể nghe thấy âm thanh được nữa.
Phát hiện thấy dấu hiệu bất thường, mẹ Việt là cô Vũ Thị Hiên bồng bế con mình tới rất nhiều bệnh viện, gặp nhiều bác sỹ khác nhau từ Đông tới Tây y nhưng căn bệnh của em vẫn không hề có dấu hiệu tiến triển.
Lên 7 tuổi, như các bạn cùng trang lứa, Việt cũng được cắp sách đến trường. Nhưng là trường học dành cho học sinh khuyết tật - Trường tiểu học Câm Điếc Xã Đàn. Tại đây, Việt được học tập, giao lưu với bạn bè, được học viết, học tính, học vẽ.
Phát hiện thấy dấu hiệu bất thường, mẹ Việt là cô Vũ Thị Hiên bồng bế con mình tới rất nhiều bệnh viện, gặp nhiều bác sỹ khác nhau từ Đông tới Tây y nhưng căn bệnh của em vẫn không hề có dấu hiệu tiến triển.
Lên 7 tuổi, như các bạn cùng trang lứa, Việt cũng được cắp sách đến trường. Nhưng là trường học dành cho học sinh khuyết tật - Trường tiểu học Câm Điếc Xã Đàn. Tại đây, Việt được học tập, giao lưu với bạn bè, được học viết, học tính, học vẽ.
Việt cùng mẹ giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ |
Tại ngôi trường cho người khiếm thính Xã Đàn, Việt phát hiện ra niềm đam mê và khả năng hội họa của mình. Rồi Việt tham gia các câu lạc bộ dành cho người khuyết tật để học hỏi kinh nghiệm, xin mẹ cho đi học vẽ. Thương con trai, hai mẹ con lại dắt nhau đi xin học vẽ ở trường Đại học Mỹ thuật Yết Kiêu.
Thấy học trò vừa câm vừa điếc đến xin học ban đầu cô giáo không dám nhận. Tuy nhiên, sau khi nhìn thấy tranh vẽ của Việt, cô giáo đã hoàn toàn bị thuyết phục và đồng ý cho Việt theo học.
Thấy học trò vừa câm vừa điếc đến xin học ban đầu cô giáo không dám nhận. Tuy nhiên, sau khi nhìn thấy tranh vẽ của Việt, cô giáo đã hoàn toàn bị thuyết phục và đồng ý cho Việt theo học.
Tuýp màu, bút vẽ là những vật không thể thiếu trong căn phòng của Việt |
Đến trường mới, sự khác nhau về cách giao tiếp khiến Việt gặp rất nhiều khó khăn. Thế nhưng Việt chưa bao giờ vắng mặt dù chỉ là một buổi. Mọi kiến thức cô giảng Việt lại nhờ mẹ truyền đạt lại bằng ngôn ngữ ký hiệu cho mình. Cứ như thế, trong suốt 4 năm học hai mẹ con Việt miệt mài cùng nhau đến trường. Những bức tranh của Việt lần lượt ra đời đều được thầy cô và các bạn trong lớp khen ngợi.
Phi thường
Kể về những năm tháng ấu thơ của người con trai duy nhất, cô Vũ Thị Hiên nhớ lại: “Trước lúc sinh con ra, người làm cha làm mẹ nào mà chẳng có biết bao nhiêu dự định, ước mơ ấp ủ. Thế nhưng với số phận thiệt thòi của Việt, những ước mơ ấy vẫn chưa thành hiện thực.
Hay từ nhỏ, cô chỉ mong Việt nói được 2 chữ “bố ơi” là cả nhà sẵn sàng mở tiệc ăn mừng luôn. Đến nay thì những từ cơ bản em nói một cách ú ớ nhưng cô và chú vẫn tự hiểu được.”
Hay từ nhỏ, cô chỉ mong Việt nói được 2 chữ “bố ơi” là cả nhà sẵn sàng mở tiệc ăn mừng luôn. Đến nay thì những từ cơ bản em nói một cách ú ớ nhưng cô và chú vẫn tự hiểu được.”
Mỗi bức tranh là một cảnh vật, hiện tượng được Việt hồi tưởng lại ở mỗi nơi em đi qua |
Phần vì niềm đa mê hội họa, phần vì cũng muốn khiến cha mẹ tự hào về mình, ngay từ năm 11 tuổi, Việt đã có giải thưởng của một cuộc dự thi vẽ tranh trên báo Họa Mi. Từ đó trở đi, hễ có cuộc thi nào Việt đều gửi tranh dự thi. Cho đến nay Việt đã vẽ được hơn một trăm tác phẩm, các tác phẩm của Việt được nhiều Việt kiều yêu thích và đặt mua để tặng bạn bè quốc tế.
Có những tác phẩm của Việt được khách mua trả giá lên tới cả triệu đồng |
Việt cũng ấp ủ mở được một phòng tranh riêng của mình, được sống trọn với nghệ thuật nhưng nỗi lo cơm áo gạo tiền cùng người vợ và đứa con nhỏ khiến Việt phải tạm đặt ước mơ của mình sang một bên. Còn những bức tranh của Việt, hiện nay chúng vẫn đang được treo ở vị trí trang trọng, đẹp nhất ở trong nhà.
Họa sỹ trẻ Nguyễn Hoàng Việt bên cạnh những tác phẩm của mình |
Bình luận