(VTC News) - Coca Cola “nổi tiếng” về chuyển giá, gian lận thuế nhưng về độ “liều”, có lẽ CoCa Cola còn thua Nestlé.
Thua lỗ 650 tỷ đồng
Thời gian qua, dư luận bất bình với những nghi án chuyển giá, gian lận thuế của một số “ông lớn” FDI như Coca Cola, Pepsi, Metro, Nike, Adidas,… Danh sách này còn kéo với những cái tên không mới nhưng lại bất ngờ gây “tiếng vang”. Một trong những cái tên đó là Nestlé.
Thực ra, nghi án gian lận thuế và chuyển giá của Nestlé đã xuất hiện từ năm 2013. Tuy nhiên, con số lỗ 30,8 triệu USD (tương đương 650 tỷ đồng) dường như vẫn “khiêm tốn” hơn con số ngàn tỷ của Coca Cola nên ông lớn nước giải khát đến từ Mỹ nghiễm nhiên trở thành thương hiệu được quan tâm hơn cả.
Vì vậy, trong nghi án chuyển giá, gian lận thuế, cái tên Nestlé trở nên “lu mờ” dù Nestlé là một trong những công ty có nhiều sản phẩm được người tiêu dùng Việt đón nhận.
Nestlé là một trong những công ty nước ngoài đầu tiên thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Có mặt tại Việt Nam cách đây hơn 100 năm nhưng Nestlé chưa để lại nhiều dấu ấn. Phải tới năm 1995, khi quay trở lại, Nestlé Việt Nam (Nestlé) mới khẳng định được thương hiệu đồ uống dinh dưỡng quen thuộc.
Đặc biệt với thế hệ 8X, sản phẩm được khắc ghi trong tâm trí họ chính là sữa Milo. Bên cạnh Milo, Nestlé còn tung ra hàng loạt các nhãn hiệu đồ uống thông dụng như cafe hoà tan Nestcafe, trà chanh Nestea, và đặc biệt là các nhãn hiệu sữa Nan và Lactogen dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Có nhiều thời điểm, cà phê hòa tan và Milo đã trở thành mặt hàng quen thuộc với đa số các gia đình Việt Nam. Nhiều người tin rằng với thị phần lớn như vậy, Nestlé chắc hẳn sẽ thu về những khoản lợi nhuận khủng.
Thế nhưng, thực tế không diễn ra như những gì dư luận nghĩ mà diễn ra như những gì một số doanh nghiệp FDI lớn đang thực hiện. Dù sản phẩm được phủ khắp Việt Nam, doanh nghiệp vẫn báo lỗ.
Theo con số được đưa ra trong một báo cáo của Ban quản lý KCN tỉnh Đồng Nai gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế từ khi thành lập (năm 1995) đến nay, Nestlé Việt Nam đang thua lỗ hơn 30,8 triệu USD, chiếm 20% vốn góp chủ sở hữu.
Trong suốt 18 năm hoạt động tại Việt Nam, phía Nestlé cũng “tự hào” khi 4 năm đạt lợi nhuận. Đó là năm 2007, 2008, 2011 và 2012. Nestlé khẳng định mỗi năm có lãi, công ty này nộp hàng chục tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Nestlé đã nộp đạt khoảng hơn 300 tỷ đồng. Như vậy, trong suốt 18 năm hoạt động ở Việt Nam, Nestlé mới chỉ nộp vào ngân sách 300 tỷ đồng, quá nhỏ nhoi so với những gì mà Vinamilk, một công ty nội địa làm được.
Lĩnh vực hoạt động của Nestlé và Vinamilk có nhiều sản phẩm trùng khớp. Chi phí quảng cáo của Vinamilk cũng không hề khiêm tốn. Năm ngoái, ông lớn ngành sữa Việt Nam đã chi hơn 700 tỷ cho marketing.
Chi đậm cho hoạt động quảng bá nhưng Vinamilk vẫn đều đặn báo những khoản lãi trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Không chỉ vậy, Vinamilk thường xuyên có mặt trong Top các doanh nghiệp đóng thuế cao nhất Việt Nam.
Năm 2014, Vinamilk nộp thuế khoảng 1.400 tỷ đồng, cao gấp 4,7 lần số thuế của Nestlé nộp trong 18 năm hoạt động.
Gian lận thuế?
Những con số kể trên cho thấy nhiều điều bất hợp lý. Bất hợp lý hơn nữa chính là việc dù thua lỗ, Nestlé vẫn không ngừng đổ thêm tiền vào thị trường Việt Nam. Cách đây không lâu doanh nghiệp này đã mở thêm một nhà máy mới với số vốn 230 triệu USD ở Đồng Nai, đưa tổng vốn đầu tư của Nestle tại Việt Nam lên tới 466 triệu USD.
Động thái này của Nestlé không khác gì với những điều Coca Cola đã thực hiện. Chính vì vậy, giống Coca Cola, Nestlé cũng dính nghi án chuyển giá, gian lận thuế.
Ông Võ Văn Quang, chuyên gia thương hiệu cho biết có nhiều cách để doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá. Một trong những cách phổ biến chính là tăng cao chi phí, trong đó có chi phí quảng cáo.
Nếu Coca Cola tăng chi phí bằng cách nâng cao ngân sách quảng cáo và chi phí nguyên liệu “độc quyền” được cung cấp từ công ty mẹ thì Nestlé cũng chọn cách “thổi” chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, Nestlé “liều" hơn Coca Cola ở chỗ Coca Cola quảng cáo cho sản phẩm chính hãng thì Nestlé hào phóng đi quảng cáo hộ.
Theo kết quả thanh tra Bộ Tài chính, Nestlé Việt Nam đã chi hộ ngoài ngành nghề đăng ký kinh doanh tổng cộng 60,25 tỷ đồng trong năm 2014. Cụ thể, Nestlé đã chi hộ khoản quảng cáo marketing cho Công ty Tetra Park South East Asia Pte.
Ngoài việc hào phóng chi hộ tiền cho đối tác nói trên, Nestlé cũng chi hộ 23,34 tỷ đồng cho Nestle S.A (chương trình phát triển bền vững cây cà phê).
Lần thanh tra này cũng cho thấy, trong năm 2013, Nestlé Việt Nam đã trả 273,55 tỷ đồng cho Societe Des Produits Nestle S.A - là công ty chủ sở hữu bản quyền và các khoản tương tự của nhãn hàng sản phẩm của Tập đoàn Nestlé.
Không chỉ dính nghi án gian dối về thuế, Nestlé còn bị “chỉ mặt” vì gian dối trong thị trường sữa. Năm 2013, bị xử phạt 45 triệu đồng vi phạm hành chính do trong năm 2013 đã kê khai thiếu 3/24 sản phẩm sữa.
Bảo Linh
Thời gian qua, dư luận bất bình với những nghi án chuyển giá, gian lận thuế của một số “ông lớn” FDI như Coca Cola, Pepsi, Metro, Nike, Adidas,… Danh sách này còn kéo với những cái tên không mới nhưng lại bất ngờ gây “tiếng vang”. Một trong những cái tên đó là Nestlé.
Thực ra, nghi án gian lận thuế và chuyển giá của Nestlé đã xuất hiện từ năm 2013. Tuy nhiên, con số lỗ 30,8 triệu USD (tương đương 650 tỷ đồng) dường như vẫn “khiêm tốn” hơn con số ngàn tỷ của Coca Cola nên ông lớn nước giải khát đến từ Mỹ nghiễm nhiên trở thành thương hiệu được quan tâm hơn cả.
Vì vậy, trong nghi án chuyển giá, gian lận thuế, cái tên Nestlé trở nên “lu mờ” dù Nestlé là một trong những công ty có nhiều sản phẩm được người tiêu dùng Việt đón nhận.
Nestlé là một trong những công ty nước ngoài đầu tiên thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Có mặt tại Việt Nam cách đây hơn 100 năm nhưng Nestlé chưa để lại nhiều dấu ấn. Phải tới năm 1995, khi quay trở lại, Nestlé Việt Nam (Nestlé) mới khẳng định được thương hiệu đồ uống dinh dưỡng quen thuộc.
Nhà máy Nestlé Việt Nam |
Đặc biệt với thế hệ 8X, sản phẩm được khắc ghi trong tâm trí họ chính là sữa Milo. Bên cạnh Milo, Nestlé còn tung ra hàng loạt các nhãn hiệu đồ uống thông dụng như cafe hoà tan Nestcafe, trà chanh Nestea, và đặc biệt là các nhãn hiệu sữa Nan và Lactogen dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Có nhiều thời điểm, cà phê hòa tan và Milo đã trở thành mặt hàng quen thuộc với đa số các gia đình Việt Nam. Nhiều người tin rằng với thị phần lớn như vậy, Nestlé chắc hẳn sẽ thu về những khoản lợi nhuận khủng.
Thế nhưng, thực tế không diễn ra như những gì dư luận nghĩ mà diễn ra như những gì một số doanh nghiệp FDI lớn đang thực hiện. Dù sản phẩm được phủ khắp Việt Nam, doanh nghiệp vẫn báo lỗ.
Theo con số được đưa ra trong một báo cáo của Ban quản lý KCN tỉnh Đồng Nai gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế từ khi thành lập (năm 1995) đến nay, Nestlé Việt Nam đang thua lỗ hơn 30,8 triệu USD, chiếm 20% vốn góp chủ sở hữu.
Trong suốt 18 năm hoạt động tại Việt Nam, phía Nestlé cũng “tự hào” khi 4 năm đạt lợi nhuận. Đó là năm 2007, 2008, 2011 và 2012. Nestlé khẳng định mỗi năm có lãi, công ty này nộp hàng chục tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Nestlé đã nộp đạt khoảng hơn 300 tỷ đồng. Như vậy, trong suốt 18 năm hoạt động ở Việt Nam, Nestlé mới chỉ nộp vào ngân sách 300 tỷ đồng, quá nhỏ nhoi so với những gì mà Vinamilk, một công ty nội địa làm được.
Lĩnh vực hoạt động của Nestlé và Vinamilk có nhiều sản phẩm trùng khớp. Chi phí quảng cáo của Vinamilk cũng không hề khiêm tốn. Năm ngoái, ông lớn ngành sữa Việt Nam đã chi hơn 700 tỷ cho marketing.
Chi đậm cho hoạt động quảng bá nhưng Vinamilk vẫn đều đặn báo những khoản lãi trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Không chỉ vậy, Vinamilk thường xuyên có mặt trong Top các doanh nghiệp đóng thuế cao nhất Việt Nam.
Năm 2014, Vinamilk nộp thuế khoảng 1.400 tỷ đồng, cao gấp 4,7 lần số thuế của Nestlé nộp trong 18 năm hoạt động.
Gian lận thuế?
Những con số kể trên cho thấy nhiều điều bất hợp lý. Bất hợp lý hơn nữa chính là việc dù thua lỗ, Nestlé vẫn không ngừng đổ thêm tiền vào thị trường Việt Nam. Cách đây không lâu doanh nghiệp này đã mở thêm một nhà máy mới với số vốn 230 triệu USD ở Đồng Nai, đưa tổng vốn đầu tư của Nestle tại Việt Nam lên tới 466 triệu USD.
Ông Võ Văn Quang, chuyên gia thương hiệu cho biết có nhiều cách để doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá. Một trong những cách phổ biến chính là tăng cao chi phí, trong đó có chi phí quảng cáo.
Nếu Coca Cola tăng chi phí bằng cách nâng cao ngân sách quảng cáo và chi phí nguyên liệu “độc quyền” được cung cấp từ công ty mẹ thì Nestlé cũng chọn cách “thổi” chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, Nestlé “liều" hơn Coca Cola ở chỗ Coca Cola quảng cáo cho sản phẩm chính hãng thì Nestlé hào phóng đi quảng cáo hộ.
Theo kết quả thanh tra Bộ Tài chính, Nestlé Việt Nam đã chi hộ ngoài ngành nghề đăng ký kinh doanh tổng cộng 60,25 tỷ đồng trong năm 2014. Cụ thể, Nestlé đã chi hộ khoản quảng cáo marketing cho Công ty Tetra Park South East Asia Pte.
Ngoài việc hào phóng chi hộ tiền cho đối tác nói trên, Nestlé cũng chi hộ 23,34 tỷ đồng cho Nestle S.A (chương trình phát triển bền vững cây cà phê).
Lần thanh tra này cũng cho thấy, trong năm 2013, Nestlé Việt Nam đã trả 273,55 tỷ đồng cho Societe Des Produits Nestle S.A - là công ty chủ sở hữu bản quyền và các khoản tương tự của nhãn hàng sản phẩm của Tập đoàn Nestlé.
Không chỉ dính nghi án gian dối về thuế, Nestlé còn bị “chỉ mặt” vì gian dối trong thị trường sữa. Năm 2013, bị xử phạt 45 triệu đồng vi phạm hành chính do trong năm 2013 đã kê khai thiếu 3/24 sản phẩm sữa.
Bảo Linh
Bình luận