(VTC News) - Nếu thông thầu, người hưởng lợi sẽ là doanh nghiệp, còn nhà nước sẽ thiệt hại về kinh tế vì bị đội giá.
Như đã thông tin, từ ngày 14/3/2014 đến ngày 20/3/2014, doanh nghiệp khi đến mua hồ sơ mời thầu tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh, số 15 đường Nguyễn Sỹ Sách (TP Vinh - Nghệ An) thì gặp khó khăn, do nhân viên ở đây vòng vo, từ chối bán hồ sơ vì lý do "sếp đi vắng" hay "chờ sếp duyệt".
Ngay sau khi sự việc được Báo điện tử VTC News phản ánh, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, cơ quan này đã ra văn bản yêu cầu dừng việc mở thầu theo dự kiến (14 giờ ngày 28/3/2014 - PV).
Thay vào đó, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh tiếp tục bán hồ sơ mời thầu thêm một tuần để các doanh nghiệp vào mua hồ sơ.
Ngay sau khi sự việc được Báo điện tử VTC News phản ánh, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, cơ quan này đã ra văn bản yêu cầu dừng việc mở thầu theo dự kiến (14 giờ ngày 28/3/2014 - PV).
Thay vào đó, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh tiếp tục bán hồ sơ mời thầu thêm một tuần để các doanh nghiệp vào mua hồ sơ.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh, nơi xuất hiện nghi án "ém" hồ sơ |
Liên quan đến sự việc, phóng viên VTC News có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Phố Giang - Phó Cục trưởng, Phụ trách Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh.
Bà Giang cho biết, phòng bán hồ sơ là phòng kế hoạch (phòng này đã từ chối, không biết việc bán hồ sơ mời thầu khi phóng viên đề cập).
Bà Giang cho biết, phòng bán hồ sơ là phòng kế hoạch (phòng này đã từ chối, không biết việc bán hồ sơ mời thầu khi phóng viên đề cập).
Trong 2 ngày 18 và 20/3 (ngày phóng viên nhập vai người đi mua hồ sơ) thì ông Phạm Thanh Yên - Phó Cục trưởng, Tổ trưởng tổ chuyên gia phụ trách việc bán hồ sơ bận đi công tác Hà Nội và Hà Tĩnh, khi đi ông Yên đã giao lại cho phòng kế hoạch việc bán hồ sơ.
Cũng theo lời bà Giang, việc bán hồ sơ không phải phê duyệt, hồ sơ hoàn toàn bán công khai. Tuy nhiên, người có trách nhiệm bán hồ sơ cần phải giải thích cho một số doanh nghiệp mới tham gia lần đầu được hiểu, năm nay vốn trả chậm và chất lượng dự trữ là như thế, để tránh sự lộn xộn, để doanh nghiệp quyết định sớm việc tham gia hay không tham gia, đưa ra quyết định là quyền của doanh nghiệp.
Về việc ông Yên không trả lời điện thoại, bà Giang đã trao đổi với ông Yên và vị Cục phó cũng thừa nhận có cuộc gọi đến nhưng không biết là số của ai đã không bốc máy, cũng có nhận được tin nhắn nhưng không trả lời.
Về việc ông Yên không trả lời điện thoại, bà Giang đã trao đổi với ông Yên và vị Cục phó cũng thừa nhận có cuộc gọi đến nhưng không biết là số của ai đã không bốc máy, cũng có nhận được tin nhắn nhưng không trả lời.
Nếu thông thầu, ai sẽ hưởng lợi?
Theo lời anh H, một người có kinh nghiệp tham gia mua hồ sơ mời thầu, không giống như những cuộc bán đấu giá sản phẩm, người nào trả giá cao hơn sẽ là người thắng cuộc. Gói thầu "Mua gạo dự trữ quốc gia kế hoạch năm 2014", doanh nghiệp nào bán ra với giá rẻ hơn nhà nước sẽ mua.
Theo lời anh H, một người có kinh nghiệp tham gia mua hồ sơ mời thầu, không giống như những cuộc bán đấu giá sản phẩm, người nào trả giá cao hơn sẽ là người thắng cuộc. Gói thầu "Mua gạo dự trữ quốc gia kế hoạch năm 2014", doanh nghiệp nào bán ra với giá rẻ hơn nhà nước sẽ mua.
"Khi bán hồ sơ công khai, rộng rãi, doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng tất cả các khâu để vừa có lợi nhuận lại vừa trúng thầu. Chỉ cần đưa ra giá bán cao hơn so với đối thủ là trật thầu" - anh H nói.
Còn trường hợp xác định thông thầu, khi đó các doanh nghiệp cạnh tranh không còn, những doanh nghiệp "nằm trong kế hoạch" sẽ nâng giá bán lên để hưởng lợi.
"Chẳng hạn như giá gạo ở miền Nam là 7.800 đồng/kg, khi vận chuyển về đến Nghệ An giá lên 8.100 hay 8.200 gì đó. Doanh nghiệp muốn thắng thì bán giá thấp để trúng, có doanh nghiệp chỉ cần lời ít là họ bán, còn thông thầu họ sẽ đẩy giá lên cao hơn và khi đó nhà nước sẽ thiệt hại về tiền bạc" - anh H. phân tích.
Anh H cho biết thêm, tùy đợt mà giá mỗi bộ hồ sơ mời thầu có mức giá khác nhau, như lần này hồ sơ dự thầu phải đóng phí 700.000đ/bộ và số tiền này không được trả lại nếu không trúng thầu. Thông thường các doanh nghiệp sẽ mua nhiều gói thầu để tăng cơ hội trúng thầu.
Anh H cho biết thêm, tùy đợt mà giá mỗi bộ hồ sơ mời thầu có mức giá khác nhau, như lần này hồ sơ dự thầu phải đóng phí 700.000đ/bộ và số tiền này không được trả lại nếu không trúng thầu. Thông thường các doanh nghiệp sẽ mua nhiều gói thầu để tăng cơ hội trúng thầu.
Trao đổi với phóng viên VTC News, chiều 31/3, ông Nguyễn Đình Hòa - Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, sau khi đóng thầu Tổng Cục mới đưa ra mức giá thu mua. Tùy vào khu vực mà có mức giá khác nhau, ví dụ vùng trong Nam mức giá thấp hơn còn khu vực ngoài này mức giá cao hơn do phải tính thêm cước vận chuyển.
Trao đổi về việc nếu có thông thầu xảy ra, ông Ngô Gia Phước - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý hàng dự trữ, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) cho biết, người hưởng lợi sẽ là doanh nghiệp.
Như vậy, theo lời ông Phước, doanh nghiệp sẽ là người hưởng lợi khi thông thầu thành công.
Vậy còn những cá nhân ở Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh được lợi gì hay không, khi từ chối bán hồ sơ cho doanh nghiệp bằng các hình thức chỉ đi lòng vòng?
Vậy còn những cá nhân ở Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh được lợi gì hay không, khi từ chối bán hồ sơ cho doanh nghiệp bằng các hình thức chỉ đi lòng vòng?
VTC News sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Mọi thông tin phản ánh xin gửi về email: [email protected] hoặc liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 01255.911.911.
Hồng ThắngMọi thông tin phản ánh xin gửi về email: [email protected] hoặc liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 01255.911.911.
Bình luận