Dự án mở rộng đường Trường Chinh nằm trên vành đai 2 của Hà Nội trị giá hàng nghìn tỷ đồng đang đình hoãn. Nguyên nhân do người dân không giao mặt bằng bởi nghi ngờ tuyến đường bị bẻ cong.
Mốc đường đổi hướng đột ngột
Vành đai 2 đoạn Trường Chinh được khởi công vào tháng 10/2013, có tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng; trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng chiếm 2.022 tỷ đồng.
Từ ngày khởi công đến nay, chiều từ phía Ngã Tư Sở tới đường Giải Phóng đang được khẩn trương thi công, tôn quây kín, máy móc hoạt động ngày đêm. Tuy nhiên, đến đoạn qua các đơn vị trực thuộc Quân chủng Phòng không Không quân (gần ra đến đường Giải Phóng) chưa có dấu hiệu triển khai dự án.
Nguyên nhân là các hộ dân tại đây (tổ dân phố 40, khu tập thể cán bộ cao cấp quân đội, phường Khương Thượng – Đống Đa) liên tục có đơn thư khiếu nại đường bị bẻ cong đột ngột từ phía Nam sang phía Bắc. Quan sát thực địa cho thấy, tại số nhà 150 đường Trường Chinh có cột mốc cắm trên vỉa hè sau đó chuyển hướng đột ngột, đi chéo vào trong ngõ 150 khoảng 15 m rồi kéo dọc lên phía trên.
Đại tá Phan Văn Toản, một trong những hộ dân cho biết: việc tuyến đường đổi hướng sẽ ảnh hưởng đến an toàn, giảm tốc độ lưu thông trên toàn tuyến, gây thiệt hại lớn vì phải tháo dỡ hạ tầng và tăng kinh phí giải phóng mặt bằng lên đến hàng trăm tỷ.
Cơ sở chính để các hộ dân khiếu nại là vào năm 2000, Quân chủng Phòng không Không quân (có nhiều cơ quan dọc đường Trường Chinh) thống nhất với UBND TP Hà Nội phương án mở rộng tuyến đường chủ yếu sang phía Nam (vào phần đất của quân chủng), chỉ lấy vào phần đất của các hộ dân phía Bắc khoảng 7 m. Văn bản của các cấp chính quyền Hà Nội đều khẳng định đã đưa chủ trương này của quân chủng vào các đồ án quy hoạch (đã được phê duyệt).
Thống nhất một đường, vẽ một nẻo?
Trong báo cáo tài liệu mới nhất Sở Quy hoạch Kiến trúc cấp cho phóng viên có các kiến giải khó mang lại cách hiểu thống nhất. Vắn tắt như sau: Vào năm 2000, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng (nay là Sở Quy hoạch Kiến trúc) xây dựng phương án quy hoạch tuyến đường theo phương án lấy về phía Bắc 20m, còn lại lấy về phía Nam.
Phương án này được đưa ra lấy ý kiến Quân chủng Phòng không Không quân và quân chủng cho ý kiến là lấy về phía Bắc 7m, còn lại lấy về phía Nam (thuộc đất của quân chủng) để có đủ bề mặt đường mở rộng đủ 53,5m; sau đó, bản đồ quy hoạch được vẽ theo hướng này.
Vì ngoài Quân chủng Phòng không Không quân còn có nhiều đơn vị khác thuộc Bộ Quốc phòng tại khu vực này nên vào năm 2006, UBND TP Hà Nội tiếp tục lấy ý kiến của Bộ Quốc Phòng và Bộ Quốc phòng cũng thống nhất với ý kiến của quân chủng Phòng không Không quân như đã nói ở trên.
Tuy nhiên, trong cùng một văn bản cấp cho PV, sở này khẳng định các quy hoạch có liên quan đến tuyến đường lại khẳng định tuyến đường Trường Chinh được mở rộng về … phía Bắc.
Chính sự giải thích thiếu thống nhất này khiến cho các hộ dân không chấp nhận và tiếp tục khiếu nại. Để có câu trả lời thuyết phục hơn, vừa qua, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã gửi văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội xin ý kiến xác nhận của Bộ Quốc phòng về vấn đề này.
Mọi thông tin phản ánh xin gửi về email: [email protected] hoặc liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 01255.911.911.
Theo TPO
Vành đai 2 đoạn Trường Chinh được khởi công vào tháng 10/2013, có tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng; trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng chiếm 2.022 tỷ đồng.
Đoạn đường được nghi bị nắn |
Từ ngày khởi công đến nay, chiều từ phía Ngã Tư Sở tới đường Giải Phóng đang được khẩn trương thi công, tôn quây kín, máy móc hoạt động ngày đêm. Tuy nhiên, đến đoạn qua các đơn vị trực thuộc Quân chủng Phòng không Không quân (gần ra đến đường Giải Phóng) chưa có dấu hiệu triển khai dự án.
Nguyên nhân là các hộ dân tại đây (tổ dân phố 40, khu tập thể cán bộ cao cấp quân đội, phường Khương Thượng – Đống Đa) liên tục có đơn thư khiếu nại đường bị bẻ cong đột ngột từ phía Nam sang phía Bắc. Quan sát thực địa cho thấy, tại số nhà 150 đường Trường Chinh có cột mốc cắm trên vỉa hè sau đó chuyển hướng đột ngột, đi chéo vào trong ngõ 150 khoảng 15 m rồi kéo dọc lên phía trên.
Đại tá Phan Văn Toản, một trong những hộ dân cho biết: việc tuyến đường đổi hướng sẽ ảnh hưởng đến an toàn, giảm tốc độ lưu thông trên toàn tuyến, gây thiệt hại lớn vì phải tháo dỡ hạ tầng và tăng kinh phí giải phóng mặt bằng lên đến hàng trăm tỷ.
Cơ sở chính để các hộ dân khiếu nại là vào năm 2000, Quân chủng Phòng không Không quân (có nhiều cơ quan dọc đường Trường Chinh) thống nhất với UBND TP Hà Nội phương án mở rộng tuyến đường chủ yếu sang phía Nam (vào phần đất của quân chủng), chỉ lấy vào phần đất của các hộ dân phía Bắc khoảng 7 m. Văn bản của các cấp chính quyền Hà Nội đều khẳng định đã đưa chủ trương này của quân chủng vào các đồ án quy hoạch (đã được phê duyệt).
Thống nhất một đường, vẽ một nẻo?
Trong báo cáo tài liệu mới nhất Sở Quy hoạch Kiến trúc cấp cho phóng viên có các kiến giải khó mang lại cách hiểu thống nhất. Vắn tắt như sau: Vào năm 2000, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng (nay là Sở Quy hoạch Kiến trúc) xây dựng phương án quy hoạch tuyến đường theo phương án lấy về phía Bắc 20m, còn lại lấy về phía Nam.
Phương án này được đưa ra lấy ý kiến Quân chủng Phòng không Không quân và quân chủng cho ý kiến là lấy về phía Bắc 7m, còn lại lấy về phía Nam (thuộc đất của quân chủng) để có đủ bề mặt đường mở rộng đủ 53,5m; sau đó, bản đồ quy hoạch được vẽ theo hướng này.
Vì ngoài Quân chủng Phòng không Không quân còn có nhiều đơn vị khác thuộc Bộ Quốc phòng tại khu vực này nên vào năm 2006, UBND TP Hà Nội tiếp tục lấy ý kiến của Bộ Quốc Phòng và Bộ Quốc phòng cũng thống nhất với ý kiến của quân chủng Phòng không Không quân như đã nói ở trên.
Tuy nhiên, trong cùng một văn bản cấp cho PV, sở này khẳng định các quy hoạch có liên quan đến tuyến đường lại khẳng định tuyến đường Trường Chinh được mở rộng về … phía Bắc.
Chính sự giải thích thiếu thống nhất này khiến cho các hộ dân không chấp nhận và tiếp tục khiếu nại. Để có câu trả lời thuyết phục hơn, vừa qua, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã gửi văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội xin ý kiến xác nhận của Bộ Quốc phòng về vấn đề này.
Mọi thông tin phản ánh xin gửi về email: [email protected] hoặc liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 01255.911.911.
Theo TPO
Bình luận