Làm nghề trông bệnh nhân tâm thần, lại không được đào tạo bài bản nên nhiều khi muốn chiều người bệnh chỉ còn dùng phương pháp "giả điên giống... hơn thật".
Hằng tuần đưa bệnh nhân vào viện kiểm tra rồi lấy đơn thuốc. Cô bé Vân khẳng định: “Người ta bảo tích tiền, tích vàng trong nhà nhiều độc lắm anh nhỉ? Bị điên toàn là con nhà giàu!”. Thì ở đây toàn con nhà giàu, không giàu lấy đâu ra hơn hai triệu đồng hằng tháng trả công, để giọt nước mắt mưu sinh rơi ngay trên những nụ cười quái gở.
Phát bệnh vì người bệnh!
Tơi biết Việt, một “hộ lý” mất việc vì mải xem phim Tây Du Ký. Số là nấu cơm xong, anh dán mắt vào ti vi phòng bên, chờ nước rau nguội. Nhưng bệnh nhân đột nhiên “giở trò”, ăn sạch mâm cơm rồi mò ra lấy hết cả túi bánh kẹo, hoa quả chén sạch. Lúc xong phim trở về thì bệnh nhân đã phưỡn bụng thở gấp!
May cấp cứu kịp nhưng giấc mộng làm nghề này 1 năm gom đủ tiền mua xe máy chạy xe ôm mới hai tháng đã tan tành, lại còn bị phạt một tháng lương.
Sau mới biết bệnh nhân hồi bé bị nhốt trong nhà, bố tai nạn bất tỉnh, mẹ công tác xa, hai ngày không có cái ăn, sau cứu được thỉnh thoảng lại phát bệnh ăn liên tục.
Hầu như ai làm nghề này cũng đều bảo: “Về quê, ai cũng bảo là bọn em khang khác, chỉ sợ họ bảo mình điên thì toi”. "Vị tướng" theo hầu Gia Cát Lượng tên Trung về quê mấy ngày mới bỏ được câu: “Bẩm thừa tướng”.
Cô bé Vân về quê Phúc Thọ, Hà Tây vẫn làm mẹ phát hoảng. Nửa đêm bà dựng Vân dậy: “Có thật mày ra đấy làm thợ may hay không? Sao cứ nói mê “anh yêu em, ngủ ngoan rồi anh chiều?”, Vân mới nói thật là làm cái nghề lạ kỳ ấy: “Bệnh nhân thất tình, đêm mơ cứ ú ớ, phải nói thế chị ấy mới chịu ngủ, con nói nhiều quen miệng”… Cả hai mẹ con cùng khóc.
Còn An, công nhân một công ty điện tử, lúc hết việc nghỉ không lương 3 tháng, được bà Dung giới thiệu trông một bệnh nhân. Thế là An bỏ việc công ty vì trông bệnh ngon ăn hơn nhưng cũng chỉ hơn tuần thì anh chàng bệnh nhân chỉ vào An nói với mẹ: “Đuổi nó đi, nó cứ nhìn con”, ở chung nhà mà không nhìn nhau thì nhìn ai?
Vẫn phải chịu, lại thành thất nghiệp!
Với những bệnh nhân bị hoang tưởng, người trông bị ảnh hưởng rất nặng nề! Anh Trần Văn Tuyến (phường Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) - đã bỏ sang chạy xe ôm - vẫn còn khiếp khi nhắc lần anh làm việc này: Bệnh nhân anh trông luôn bị hoang tưởng rằng có người đầu độc, mà lại tinh như quỷ. Chai nước suối mở ra phải nghe thấy tiếng “tách” của nắp nhựa, tức chai còn nguyên xi, chưa ai mở anh ta mới uống.
Có hôm mưa to, sấm chớp ì ầm, bệnh nhân đòi uống nước, mở đến hơn chục chai nước mà vẫn không nghe rõ tiếng “tách” vì tiếng mưa át mất, lại phải đội mưa đi mua rồi hai người trùm chăn để cách âm mở chai nước mới xong.
Ăn uống thì cứ cưa đôi “ông một miếng - tôi một miếng”. Bệnh nhân lại là người miền trong, nghiện ăn mắm, cứ đến giờ ăn lại là giờ phút kinh khủng cho hộ lý Tuyến. Tuyến bảo: “Tôi ở nhà đến nước mắm thường còn không dám động đến! Nay có mấy loại mắm kiểu gì mà còn nguyên con cá thối. Khiếp!”. Bỏ nghề đã vài năm nhưng đến đám nào có thịt chó mắm tôm là Tuyến khiếp vía xin kiếu!
Đoạn kết cho một nghề!
Khi nghe tôi nói về chuyện này, ông Ngô Hùng Lâm phấn khởi ra mặt: “Yên tâm! Bây giờ chúng tôi đã có các phòng dịch vụ trong bệnh viện, trước mắt có cả thảy 4 phòng phục vụ được 12 bệnh nhân. Những ai có điều kiện sẽ được phục vụ riêng. Nhưng dịch vụ hay không dịch vụ, đều chăm sóc như nhau”.
Quả thật đi vài vòng trong viện mới thấy quan niệm hỗn hào “trại điên” của các gia đình bệnh nhân khá giả kia là nhầm. Chưa bao giờ tôi được vào một bệnh viện nào sạch đẹp như Bệnh viện Thần kinh trung ương.
Chắc chắn vào đây, được các bác sĩ hộ lý chăm sóc, bệnh nhân sẽ mau lành bệnh hơn so với mấy người cắn răng vì miếng cơm manh áo lại chẳng có kiến thức nhiều về y học chăm sóc, dù họ hết mức nhẫn nhục vì cuộc mưu sinh.
Nghề ăn cơm nhà giàu!
Làm nghề này phải khỏe, trẻ, sạch và nhất là phải được người bệnh chấp nhận. Anh chàng lùn tủn mủn tên Long không hiểu sao được chọn khi từ “chợ người” về đây cùng mấy anh trẻ khỏe khác, đi cùng cho thỏa tò mò vậy mà được chấm! Mãi sau, bệnh nhân bật mí: “Bọn kia ở với tao để tao xấu trai hơn chúng à?”.
Những gia đình kỹ tính còn bắt các hộ lý bất đắc dĩ học sơ khoảng nửa tháng về kỹ thuật y tế... Tiêu chuẩn cao tất nhiên lương không thấp, ăn uống thì “ké” khẩu phần người bệnh, chiều bệnh nhân tốt có khi được thưởng.
Hằng tuần đưa bệnh nhân vào viện kiểm tra rồi lấy đơn thuốc. Cô bé Vân khẳng định: “Người ta bảo tích tiền, tích vàng trong nhà nhiều độc lắm anh nhỉ? Bị điên toàn là con nhà giàu!”. Thì ở đây toàn con nhà giàu, không giàu lấy đâu ra hơn hai triệu đồng hằng tháng trả công, để giọt nước mắt mưu sinh rơi ngay trên những nụ cười quái gở.
Phát bệnh vì người bệnh!
Tơi biết Việt, một “hộ lý” mất việc vì mải xem phim Tây Du Ký. Số là nấu cơm xong, anh dán mắt vào ti vi phòng bên, chờ nước rau nguội. Nhưng bệnh nhân đột nhiên “giở trò”, ăn sạch mâm cơm rồi mò ra lấy hết cả túi bánh kẹo, hoa quả chén sạch. Lúc xong phim trở về thì bệnh nhân đã phưỡn bụng thở gấp!
May cấp cứu kịp nhưng giấc mộng làm nghề này 1 năm gom đủ tiền mua xe máy chạy xe ôm mới hai tháng đã tan tành, lại còn bị phạt một tháng lương.
Sau mới biết bệnh nhân hồi bé bị nhốt trong nhà, bố tai nạn bất tỉnh, mẹ công tác xa, hai ngày không có cái ăn, sau cứu được thỉnh thoảng lại phát bệnh ăn liên tục.
Hầu như ai làm nghề này cũng đều bảo: “Về quê, ai cũng bảo là bọn em khang khác, chỉ sợ họ bảo mình điên thì toi”. "Vị tướng" theo hầu Gia Cát Lượng tên Trung về quê mấy ngày mới bỏ được câu: “Bẩm thừa tướng”.
Cô bé Vân về quê Phúc Thọ, Hà Tây vẫn làm mẹ phát hoảng. Nửa đêm bà dựng Vân dậy: “Có thật mày ra đấy làm thợ may hay không? Sao cứ nói mê “anh yêu em, ngủ ngoan rồi anh chiều?”, Vân mới nói thật là làm cái nghề lạ kỳ ấy: “Bệnh nhân thất tình, đêm mơ cứ ú ớ, phải nói thế chị ấy mới chịu ngủ, con nói nhiều quen miệng”… Cả hai mẹ con cùng khóc.
Còn An, công nhân một công ty điện tử, lúc hết việc nghỉ không lương 3 tháng, được bà Dung giới thiệu trông một bệnh nhân. Thế là An bỏ việc công ty vì trông bệnh ngon ăn hơn nhưng cũng chỉ hơn tuần thì anh chàng bệnh nhân chỉ vào An nói với mẹ: “Đuổi nó đi, nó cứ nhìn con”, ở chung nhà mà không nhìn nhau thì nhìn ai?
Vẫn phải chịu, lại thành thất nghiệp!
Với những bệnh nhân bị hoang tưởng, người trông bị ảnh hưởng rất nặng nề! Anh Trần Văn Tuyến (phường Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) - đã bỏ sang chạy xe ôm - vẫn còn khiếp khi nhắc lần anh làm việc này: Bệnh nhân anh trông luôn bị hoang tưởng rằng có người đầu độc, mà lại tinh như quỷ. Chai nước suối mở ra phải nghe thấy tiếng “tách” của nắp nhựa, tức chai còn nguyên xi, chưa ai mở anh ta mới uống.
Có hôm mưa to, sấm chớp ì ầm, bệnh nhân đòi uống nước, mở đến hơn chục chai nước mà vẫn không nghe rõ tiếng “tách” vì tiếng mưa át mất, lại phải đội mưa đi mua rồi hai người trùm chăn để cách âm mở chai nước mới xong.
Ăn uống thì cứ cưa đôi “ông một miếng - tôi một miếng”. Bệnh nhân lại là người miền trong, nghiện ăn mắm, cứ đến giờ ăn lại là giờ phút kinh khủng cho hộ lý Tuyến. Tuyến bảo: “Tôi ở nhà đến nước mắm thường còn không dám động đến! Nay có mấy loại mắm kiểu gì mà còn nguyên con cá thối. Khiếp!”. Bỏ nghề đã vài năm nhưng đến đám nào có thịt chó mắm tôm là Tuyến khiếp vía xin kiếu!
Đoạn kết cho một nghề!
Khi nghe tôi nói về chuyện này, ông Ngô Hùng Lâm phấn khởi ra mặt: “Yên tâm! Bây giờ chúng tôi đã có các phòng dịch vụ trong bệnh viện, trước mắt có cả thảy 4 phòng phục vụ được 12 bệnh nhân. Những ai có điều kiện sẽ được phục vụ riêng. Nhưng dịch vụ hay không dịch vụ, đều chăm sóc như nhau”.
Quả thật đi vài vòng trong viện mới thấy quan niệm hỗn hào “trại điên” của các gia đình bệnh nhân khá giả kia là nhầm. Chưa bao giờ tôi được vào một bệnh viện nào sạch đẹp như Bệnh viện Thần kinh trung ương.
Chắc chắn vào đây, được các bác sĩ hộ lý chăm sóc, bệnh nhân sẽ mau lành bệnh hơn so với mấy người cắn răng vì miếng cơm manh áo lại chẳng có kiến thức nhiều về y học chăm sóc, dù họ hết mức nhẫn nhục vì cuộc mưu sinh.
Theo Dân Việt
Bình luận