(VTC News) - Từ một nghệ sỹ trân sân khấu tuồng, Hán Văn Tình bước vào điện ảnh, để lại một 'Chu Văn Quềnh' đáng nhớ trong lòng khán giả.
Cậu bé chăn trâu mộng mơ làm nghệ sỹ
Sinh ra và lớn lên ở làng cười Văn Lang (Tam Nông – Phú Thọ), cái mạch nguồn hóm hỉnh nó chảy trong Hán Văn Tình như một điều tự nhiên nhất. Hiếm có chương trình văn nghệ hay dạy hát trên Đài tiếng nói Việt Nam nào mà cậu bé trường làng khi ấy lại không thấy say mê, tỉ mẩn ghi chép rồi học theo.
Những buổi chiều chăn trâu trên vùng đất trung du thoai thoải, Hán Văn Tình lại nghêu ngao hát, diễn rồi mộng tưởng một ngày kia được đứng trên sân khấu như người nghệ sỹ thực thụ.
Tưởng chỉ mộng mơ cho vui vậy, không ngờ đến tuổi niên thiếu, Hán Văn Tình ‘liều lĩnh’ lên Hà Nội đi thi vào trường đào tạo Sân khấu ở Hà Nội, và bất ngờ hơn, khi giấy báo gọi nhập học gửi về nhà.
Thế là từ ấy, chàng trai chăn trâu cắt cỏ trên đồng ruộng bước vào một ‘thế giới khác’, vừa học văn hóa, vừa theo đuổi ước mơ nghệ thuật. Với năng khiếu bẩm sinh, Hán Văn Tình theo học hát tuồng suốt những năm tháng trong nhà trường.
Rời ghế nhà trường, Hán Văn Tình về công tác tại Nhà hát tuồng Việt Nam, và gắn bó với nghiệp diễn đến tận bây giờ.
Không phải một nghề có thể giàu có, càng không phải một ngành nghệ thuật dễ nổi tiếng như những bộ môn khác, nhưng Hán Văn Tình cứ theo nó đằng đẵng mấy chục năm trời. Cái ‘nghiệp’ nó vận vào thân, đam mê thì đi cùng và đi đến cùng. Người nghệ sỹ của sân khấu tuồng chia sẻ giản dị về nghề nghiệp của mình như thế.
Một Chu Văn Quềnh để đời trong lòng khán giả
Những tưởng sẽ chỉ là một Hán Văn Tình thầm lặng trên sân khấu tuồng, miệt mài giữ những giá trị truyền thống đang dần mai một, nhưng không ngờ, cơ duyên lại đưa người nghệ sỹ đến với điện ảnh trong bộ phim Canh bạc của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Sau đó là vai diễn trong Vụ áp phe Đông Dương.
Nhưng phải đến khi đạo diễn Nguyễn Hữu Phần xem Hán Văn Tình diễn xuất trong Người vác tù và hàng tổng – bộ phim do con trai ông, đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện, sự nghiệp của người nghệ sỹ tuồng mới bước sang một trang mới.
Đạo diễn Hữu Phần nhớ lại, ‘Tôi đã nhìn thấy một vóc dáng, một khuôn mặt rất lạ: vừa hiền từ, vừa vui vẻ, thật thà, nhưng lại có thể lưu manh được một chút. Đó sẽ là gương mặt cho nhân vật điển hình của nông thôn thời kỳ suy thoái cơ chế bao cấp, bắt đầu thời kỳ đổi mời. Thế nên, khi thực hiện bộ phim Đất và người, tôi đã nghĩ ngay đến Hán Văn Tình cho nhân vật Chu Văn Quềnh.
Nếu như Chu Văn Quềnh chỉ sống 30 trang giấy trong Mảnh đất lắm người nhiều ma thì tôi và anh em trong đoàn làm phim đã ‘nuôi’ nhân vật này xuyên suốt bộ phim, thành một nhân vật có số phận, có tính cách, trở thành một nhân vật và tạo thành điểm nhấn, thu hút khán giả ngồi trước màn hình.’
Nghệ sỹ Hán Văn Tình đã khắc họa nên một Chu Văn Quềnh để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem. Nhắc đến những bộ phim về đề tài nông thôn thời kỳ đổi mới, nhất định phải nhắc tới Chu Văn Quềnh, như một sản phẩm của xã hội bao cấp suy thoái, điển hình của xã hội thời chuyển đổi.
Từ đó, người ta không còn gọi người nghệ sỹ của sân khấu tuồng bằng cái tên Hán Văn Tình, mà đi đến đâu, khán giả cũng gọi anh là Chu Văn Quềnh.
Nụ cười trước tử thần
Bẵng đi một thời gian dài sau Đất và người, nghe tin Hán Văn Tình – Chu Văn Quềnh mắc bệnh ung thư phổi di căn, nhiều người không khỏi giật mình thương xót cho người nghệ sỹ quen thuộc trong lòng khán giản.
Những tưởng Hán Văn Tinh sẽ suy sụp lắm khi biết tin mình mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng hóa ra không phải, người nghệ sỹ mang tiếng cười dành tặng cuộc đời ấy vẫn mỉm cười khi tử thần gõ cửa.
Chu Văn Quềnh của Đất và người năm nào quan niệm giản dị, tôi lúc nào cũng mỉm cười để đón nhận số phận.
An My
Sinh ra và lớn lên ở làng cười Văn Lang (Tam Nông – Phú Thọ), cái mạch nguồn hóm hỉnh nó chảy trong Hán Văn Tình như một điều tự nhiên nhất. Hiếm có chương trình văn nghệ hay dạy hát trên Đài tiếng nói Việt Nam nào mà cậu bé trường làng khi ấy lại không thấy say mê, tỉ mẩn ghi chép rồi học theo.
Những buổi chiều chăn trâu trên vùng đất trung du thoai thoải, Hán Văn Tình lại nghêu ngao hát, diễn rồi mộng tưởng một ngày kia được đứng trên sân khấu như người nghệ sỹ thực thụ.
Tưởng chỉ mộng mơ cho vui vậy, không ngờ đến tuổi niên thiếu, Hán Văn Tình ‘liều lĩnh’ lên Hà Nội đi thi vào trường đào tạo Sân khấu ở Hà Nội, và bất ngờ hơn, khi giấy báo gọi nhập học gửi về nhà.
Thế là từ ấy, chàng trai chăn trâu cắt cỏ trên đồng ruộng bước vào một ‘thế giới khác’, vừa học văn hóa, vừa theo đuổi ước mơ nghệ thuật. Với năng khiếu bẩm sinh, Hán Văn Tình theo học hát tuồng suốt những năm tháng trong nhà trường.
Nghệ sỹ tuồng Hán Văn Tình |
Không phải một nghề có thể giàu có, càng không phải một ngành nghệ thuật dễ nổi tiếng như những bộ môn khác, nhưng Hán Văn Tình cứ theo nó đằng đẵng mấy chục năm trời. Cái ‘nghiệp’ nó vận vào thân, đam mê thì đi cùng và đi đến cùng. Người nghệ sỹ của sân khấu tuồng chia sẻ giản dị về nghề nghiệp của mình như thế.
Một Chu Văn Quềnh để đời trong lòng khán giả
Những tưởng sẽ chỉ là một Hán Văn Tình thầm lặng trên sân khấu tuồng, miệt mài giữ những giá trị truyền thống đang dần mai một, nhưng không ngờ, cơ duyên lại đưa người nghệ sỹ đến với điện ảnh trong bộ phim Canh bạc của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Sau đó là vai diễn trong Vụ áp phe Đông Dương.
Nhưng phải đến khi đạo diễn Nguyễn Hữu Phần xem Hán Văn Tình diễn xuất trong Người vác tù và hàng tổng – bộ phim do con trai ông, đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện, sự nghiệp của người nghệ sỹ tuồng mới bước sang một trang mới.
Chu Văn Quềnh trong Đất và người |
Nếu như Chu Văn Quềnh chỉ sống 30 trang giấy trong Mảnh đất lắm người nhiều ma thì tôi và anh em trong đoàn làm phim đã ‘nuôi’ nhân vật này xuyên suốt bộ phim, thành một nhân vật có số phận, có tính cách, trở thành một nhân vật và tạo thành điểm nhấn, thu hút khán giả ngồi trước màn hình.’
Nghệ sỹ Hán Văn Tình đã khắc họa nên một Chu Văn Quềnh để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem. Nhắc đến những bộ phim về đề tài nông thôn thời kỳ đổi mới, nhất định phải nhắc tới Chu Văn Quềnh, như một sản phẩm của xã hội bao cấp suy thoái, điển hình của xã hội thời chuyển đổi.
Từ đó, người ta không còn gọi người nghệ sỹ của sân khấu tuồng bằng cái tên Hán Văn Tình, mà đi đến đâu, khán giả cũng gọi anh là Chu Văn Quềnh.
Nụ cười trước tử thần
Bẵng đi một thời gian dài sau Đất và người, nghe tin Hán Văn Tình – Chu Văn Quềnh mắc bệnh ung thư phổi di căn, nhiều người không khỏi giật mình thương xót cho người nghệ sỹ quen thuộc trong lòng khán giản.
Những tưởng Hán Văn Tinh sẽ suy sụp lắm khi biết tin mình mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng hóa ra không phải, người nghệ sỹ mang tiếng cười dành tặng cuộc đời ấy vẫn mỉm cười khi tử thần gõ cửa.
Chu Văn Quềnh của Đất và người năm nào quan niệm giản dị, tôi lúc nào cũng mỉm cười để đón nhận số phận.
An My
Bình luận