Nghệ sĩ hài Tự Long đã có những chia sẻ xung quanh bức xúc của khán giả về các chương trình hài trên truyền hình gần đây, đặc biệt là việc tiểu phẩm “Thư giãn cuối tuần ngày càng tục”.
- Khi quay tiểu phẩm số 92, anh nghĩ sao với những câu từ có vẻ không được hay lắm khi cứ nhắc đi nhắc lại chuyện nhạy cảm?
- Đúng là khi quay tiểu phẩm này, tất cả đều lăn tăn, đắn đo nhưng sau đó vẫn thống nhất vẫn làm theo kịch bản. Còn đứng về góc độ của người diễn viên, đôi khi tôi cũng có những ý kiến, những góp ý rằng vấn đề đó nghe có vẻ không được ổn lắm. Tất nhiên bây giờ sự việc xảy ra rồi thì không nên đổ lỗi cho nhau. Diễn viên không nên đổ lỗi cho ông đạo diễn, ông đạo diễn không nên đổ cho tổ biên tập vì như thế là nói quẩn, nói quanh.
- Theo anh, khi một tiểu phẩm không hay được đưa lên, thì người chịu trách nhiệm đầu tiên và bị chỉ trích nhiều nhất có phải là diễn viên?
- Đấy là điều đương nhiên rồi. Người diễn viên luôn phải hứng chịu những búa rìu dư luận, bởi khán giả sẽ không cần biết đến ai làm đạo diễn, không biết ông biên tập là ai… Khán giả chỉ cần nhìn thấy những khuôn mặt như Công Lý, Tự Long, Trần Hạnh là chỉ trích rằng các ông làm như thế là không được, nói như thế là phản cảm, phản giáo dục.
- Rất nhiều khán giả chê trách về chương trình đang ngày càng “đói” kịch bản, là người trực tiếp tham gia làm, anh nghĩ sao về điều này?
- Kịch bản đang là một vấn nạn đối với những người làm truyền hình, kể cả làm sân khấu. Còn ở chương trình Thư giãn cuối tuần hiện nay giống như kiểu đi ăn đong. Có những sản phẩm khi được làm nhanh thì khó có thể mang lại một chất lượng tốt.
Ngày xưa khi làm Gặp nhau cuối tuần hay Gặp nhau cuối năm luôn có một bộ phận phục vụ riêng, những cây bút chuyên để phục vụ cho những chương trình hài đó. Nhưng bây giờ không còn được như thế, nên khâu kịch bản trở nên khan hiếm.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại ở chương trình Thư giãn cuối tuần sản xuất liên tục, mỗi tuần một số nên khâu chuẩn bị kịch bản quá gấp rút. Có những đề tài mang tính thời sự xem rất hay khi đưa lên được khán giả đón nhận nồng nhiệt, nhưng có những đề tài vì ăn đong mà không tránh khỏi những thiếu sót, những hạt sạn trong tiểu phẩm đó.
- Như anh nói thì vì thời lượng phát sóng liên tục nên dẫn đến thiếu kịch bản hay. Vậy có nên chăng rút bớt thời lượng phát sóng?
- Đấy cũng là điều tôi nghĩ và chính VTV cũng nhìn thấy điều đó và đang trong quá trình đổi mới format, tìm hướng đi khác cho Thư giãn cuối tuần. Như đã nói ở trên, trước đây mỗi đạo diễn chịu trách nhiệm một mảng màu, một đề tài khác nhau. Nhưng bây giờ dồn lại cho một đến hai đạo diễn làm nên có những hạn chế về mặt chương trình, kém phong phú, đa dạng về mặt nội dung.
Một điều nữa là mỗi tiểu phẩm được đưa vào quá nhiều vấn đề của xã hội, khiến kịch bản trở nên nặng nề. Hoặc những sự kiện nóng, đang nổi của xã hội vừa xảy ra khi đưa vào kịch bản nếu được phát sóng ngay giống như bài báo đưa lên luôn thì không có gì phải bàn, nhưng đối với truyền hình hai tuần sau mới phát sóng thì sự việc có thể xảy ra theo chiều hướng khác mất rồi.
Xin cảm ơn anh!
- Khi quay tiểu phẩm số 92, anh nghĩ sao với những câu từ có vẻ không được hay lắm khi cứ nhắc đi nhắc lại chuyện nhạy cảm?
- Đúng là khi quay tiểu phẩm này, tất cả đều lăn tăn, đắn đo nhưng sau đó vẫn thống nhất vẫn làm theo kịch bản. Còn đứng về góc độ của người diễn viên, đôi khi tôi cũng có những ý kiến, những góp ý rằng vấn đề đó nghe có vẻ không được ổn lắm. Tất nhiên bây giờ sự việc xảy ra rồi thì không nên đổ lỗi cho nhau. Diễn viên không nên đổ lỗi cho ông đạo diễn, ông đạo diễn không nên đổ cho tổ biên tập vì như thế là nói quẩn, nói quanh.
Tự Long và bạn diễn thân thiết Công Lý |
- Theo anh, khi một tiểu phẩm không hay được đưa lên, thì người chịu trách nhiệm đầu tiên và bị chỉ trích nhiều nhất có phải là diễn viên?
- Đấy là điều đương nhiên rồi. Người diễn viên luôn phải hứng chịu những búa rìu dư luận, bởi khán giả sẽ không cần biết đến ai làm đạo diễn, không biết ông biên tập là ai… Khán giả chỉ cần nhìn thấy những khuôn mặt như Công Lý, Tự Long, Trần Hạnh là chỉ trích rằng các ông làm như thế là không được, nói như thế là phản cảm, phản giáo dục.
- Rất nhiều khán giả chê trách về chương trình đang ngày càng “đói” kịch bản, là người trực tiếp tham gia làm, anh nghĩ sao về điều này?
- Kịch bản đang là một vấn nạn đối với những người làm truyền hình, kể cả làm sân khấu. Còn ở chương trình Thư giãn cuối tuần hiện nay giống như kiểu đi ăn đong. Có những sản phẩm khi được làm nhanh thì khó có thể mang lại một chất lượng tốt.
Ngày xưa khi làm Gặp nhau cuối tuần hay Gặp nhau cuối năm luôn có một bộ phận phục vụ riêng, những cây bút chuyên để phục vụ cho những chương trình hài đó. Nhưng bây giờ không còn được như thế, nên khâu kịch bản trở nên khan hiếm.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại ở chương trình Thư giãn cuối tuần sản xuất liên tục, mỗi tuần một số nên khâu chuẩn bị kịch bản quá gấp rút. Có những đề tài mang tính thời sự xem rất hay khi đưa lên được khán giả đón nhận nồng nhiệt, nhưng có những đề tài vì ăn đong mà không tránh khỏi những thiếu sót, những hạt sạn trong tiểu phẩm đó.
- Như anh nói thì vì thời lượng phát sóng liên tục nên dẫn đến thiếu kịch bản hay. Vậy có nên chăng rút bớt thời lượng phát sóng?
- Đấy cũng là điều tôi nghĩ và chính VTV cũng nhìn thấy điều đó và đang trong quá trình đổi mới format, tìm hướng đi khác cho Thư giãn cuối tuần. Như đã nói ở trên, trước đây mỗi đạo diễn chịu trách nhiệm một mảng màu, một đề tài khác nhau. Nhưng bây giờ dồn lại cho một đến hai đạo diễn làm nên có những hạn chế về mặt chương trình, kém phong phú, đa dạng về mặt nội dung.
Một điều nữa là mỗi tiểu phẩm được đưa vào quá nhiều vấn đề của xã hội, khiến kịch bản trở nên nặng nề. Hoặc những sự kiện nóng, đang nổi của xã hội vừa xảy ra khi đưa vào kịch bản nếu được phát sóng ngay giống như bài báo đưa lên luôn thì không có gì phải bàn, nhưng đối với truyền hình hai tuần sau mới phát sóng thì sự việc có thể xảy ra theo chiều hướng khác mất rồi.
Xin cảm ơn anh!
Theo Danviet
Bình luận