Yêu cầu khắt khe về trình độ chuyên môn và ngoại hình
Để trở thành phi công lái máy bay dân dụng, các học viên trước tiên phải qua được khâu tuyển chọn vô cùng khó khăn về thể hình và thể lực.
Sau khi trải qua vòng sơ tuyển, các học viên sẽ tham gia khóa huấn luyện phi công dự khóa và chương trình đào tạo phi công cơ bản. Sau đó, các học viên sẽ phải tham gia huấn luyện chuyển loại để thành lái phụ trong khoảng 1 năm, rồi phải cần thêm hàng nghìn giờ bay và 5 năm tích lũy kinh nghiệm mới có thể trở thành lái chính. Do đó, đào tạo được một phi công thực thụ thường sẽ phải mất từ 7 đến 9 năm.
Trong quá trình đào tạo, các phi công tương lai luôn được rèn luyện rất kỹ, đồng thời luôn phải tuân thủ những quy tắc khắc nghiệt về sức khỏe, trình độ. Đến khi đã trở thành phi công chính thức, để giữ được bằng lái, mỗi năm, các phi công phải trải qua từ 1 đến 2 đợt khám sức khỏe và 6 kỳ thi chuyên môn.
Video: Vì sao phi công không được để râu, có sẹo?
Ngoài các quy định khắt khe về trình độ chuyên môn và ngoại hình, ứng viên còn phải đáp ứng quy định không được phép để râu hay có sẹo trên cơ thể. Theo các chuyên gia, càng lên cao, áp lực không khí càng thấp, cơ thể người sẽ nở ra. Những vết sẹo dù mới hay đã lâu năm cũng dễ bị nở ra, hở miệng và toét lớn. Vết sẹo càng lớn thì khả năng chịu áp lực càng nhỏ. Nếu rơi vào tình huống máy nén khí gặp sự cố, sức chịu đựng của da không đủ sẽ gây vỡ sẹo, chảy máu.
Một số hãng hàng không còn cấm phi công để râu do mặt nạ cung cấp oxy cần vừa khít với mặt người dùng trong tình huống khẩn cấp. Phi công để râu có thể không đeo vừa mặt nạ, dẫn tới nguy hiểm.
Một trong những nghề có nguy cơ mắc ung thư cao nhất
Các nhà nghiên cứu ở Đại học California, San Francisco đã tiến hành phân tích và nhận thấy nguy cơ mắc ung thư hắc tố khá cao ở phi công và phi hành đoàn. Nguyên nhân là nhiều giờ ngồi trong buồng lái phía sau kính chắn gió là tăng hiệu quả của bức xạ.
Video: Phi công, tiếp viên hàng không dễ mắc ung thư hơn người thường
Một giờ trong buồng lái máy bay tương đương với 20 phút phơi mình trên giường tắm nắng UVA tính về mức tiếp xúc chất phóng xạ có khả năng gây ung thư. Mặc dù kính chắn gió trên máy bay giúp phi công chống lại bức xạ UVB, nhưng không che chở được phi hành đoàn khỏi bức xạ UVA. Tia UVA có khả năng xuyên sâu qua da để kích thích tạo ra các tế bào sản xuất hắc tố.
Ngoài ra, phơi nhiễm hóa chất, rối loạn nhịp sinh học cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư và giảm khả năng chống lại các khối u đối với người làm nghề phi công, tiếp viên hàng không.
Bình luận