(VTC News) – Sống chết cùng lãnh đạo, chịu những ràng buộc thép, nghề cảnh vệ hào hùng mà lắm nỗi gian truân.
Không chỉ giỏi võ, bắn súng điêu luyện, nghề cảnh vệ đòi hỏi người lính phải có khả năng ứng biến linh hoạt và phông nền kiến thức phong phú.
Phản ứng nhanh
Một nét đặc trưng của ngành cảnh vệ là người lính luôn gắn bó với lãnh đạo được bảo vệ (từ chuyên ngành là đối tượng cảnh vệ) như hình với bóng.
Trung tướng Vũ Xuân Sinh, Tư lệnh cảnh vệ cho biết: “Nói một cách hình ảnh thì đó là hai tâm hồn hòa trong một cá thể, hiểu nhau đến mức chỉ cần nhìn cử động của lãnh đạo là người cảnh vệ biết ngay nên lấy giúp cái bút, cái bật lửa hay điếu thuốc”.
Trao đổi với VTC News, tướng Sinh cho biết, cuộc đời của người lính cảnh vệ và lãnh đạo giống như một vòng tròn thu hẹp dần dần. Ban đầu, cảnh vệ sống cùng gia đình lãnh đạo.
Sau đó, khi con cái, người thân của lãnh đạo xây dựng gia đình hay mất đi, thì cảnh vệ sống cùng phòng lãnh đạo. Đến những ngày cuối đời, cảnh vệ nằm cùng giường lãnh đạo để có thể lập tức phản ứng khi cần.
“Trong ngành chúng tôi, có những đồng chí hơn 20 năm liền không được ăn Tết với vợ con vì gia đình ngoài Bắc trong khi lãnh đạo ở trong Nam”, tướng Sinh nói.
Vì thế, có nhiều thanh niên khi mới nhìn qua sẽ thấy ngành cảnh vệ vô cùng hoành tráng: đi xe chuyên dụng, mặc quân phục chỉnh tề, oai vệ, tháp tùng lãnh đạo trong mọi chuyến công tác trong nước hay nước ngoài v.v.
“Thế nhưng, khi vào rồi mới biết. Nghề cảnh vệ ngoài chuyện tuyệt đối trung thành, có bản lĩnh chính trị thì còn cần sự tận tâm và kỷ luật cả đời. Thế nên nhiều người vào rồi không chịu nổi lại xin ra”, người đứng đầu ngành cảnh vệ Việt Nam cho biết.
Khổ luyện
Đại tá Nguyễn Văn Cường, Trưởng phòng Bảo vệ tiếp cận cho biết: Đối với người sĩ quan bảo vệ tiếp cận lúc nào cũng phải ăn mặc lịch lãm đó là yêu cầu không thể thiếu được.
Khác với Cảnh vệ các nước đầu cua, mắt kính đen trông dữ tướng đầy vẻ thị uy, thì Cảnh vệ Việt Nam chân phương dáng vẻ công chức đĩnh đạc đáng yêu nhưng bên trong lại có những tố chất hết sức đặc biệt ít người biết đến.
Được tận mắt chứng kiến một giờ tập võ thuật ở đơn vị, những động tác mạnh mẽ, chuẩn xác khiến tôi hết sức khâm phục. Trước đó, tôi cũng chứng kiến một buổi tập bắn súng ở thao trường. Bài bắn súng ngắn chỉ trong chớp mắt các anh đã hạ gục hàng loạt mục tiêu.
Để làm được điều đó, các anh phải qua khổ luyện và thử thách bằng những bài tập tình huống hết sức khó khăn.
Từ những chuyện nhỏ nhất như đi đứng, mở cửa xe đến xử lý tình huống bất ngờ bị kẻ xấu tấn công, tất cả các anh đều cập nhật trong đầu. Vì thế các anh luôn ở thế chủ động.
Qua các sự kiện lớn như bảo vệ hội nghị APEC, ASEM5… có nhiều nguyên thủ quốc tế đến Việt Nam . Cùng đi với nguyên thủ là những đoàn Cảnh vệ rầm rộ với phương tiện, vũ khí tối tân. Có thứ họ mang vào Việt Nam nào chó nghiệp vụ, nào súng bắn tỉa, nào xe đặc chủng… chất chở đầy từng container, từng chuyên cơ.
Nhưng những thứ đó có vẻ là thừa nên cứ để trong “kho” và phải tốn công cắt người trông giữ. Nhiều đoàn vào Việt Nam ngày đầu rất rầm rộ nhưng ngày hôm sau họ đã phá lệ, họ đi chợ, đi ăn phở, đi dạo phố, đi tập thể dục buổi sáng và bách bộ quanh Hồ Gươm hoặc trên đường Thanh Niên như mọi người Việt Nam .
Tìm hiểu cảnh vệ bạn, chúng ta mới hiểu do môi trường yên bình êm ả và con người Việt Nam cởi mở thân thiện khiến họ tự tin nên những thứ ồn ào rầm rộ kia họ không cần thiết nữa.
Siêu vệ sĩ
Tôi nhớ, kết thúc sự kiện APEC, hôm họp báo các nguyên thủ quốc tế đánh giá rất cao và dành cho Cảnh vệ Việt Nam tình cảm hết sức chân tình, sâu sắc.
Đồng chí Raul Castro (Cuba) thường gọi đồng chí Nguyễn Hữu Liệu, sĩ quan tiếp cận là “đồng chí Cuba” bởi đồng chí có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm ngăm đen, tiếng Anh lại sành sỏi rất dễ hòa nhập nên đồng chí Raul Castro rất quý mến.
Bà Tổng thống Chile Michelle Bachelet có sở thích ăn phở. Mặc dù an ninh bạn chuẩn bị xe đưa đón bà, nhưng Tổng thống không chịu đi xe mà bà quyết định đi bộ.
Quãng đường từ khách sạn Sofitel đến Hồ Tây tuy không xa nhưng rất phức tạp cho công tác đảm bảo an ninh thế là an ninh của ta và của bạn đành phải đi sau để đề phòng bất trắc.
Buổi sớm sương còn chưa tan, phủ một lớp trắng trong suốt bay nhè nhẹ trên mặt nước Hồ Tây. Bà Tổng thống vô cùng thích thú bảo người vệ sĩ đi cùng bấm máy ảnh chụp làm kỷ niệm.
Bà vẫy tay chào mọi người, có khi bà dừng lại trò chuyện với dân chúng đang bách bộ. Rất cảm động, bà đã thốt lên “Xa đến nửa vòng trái đất mà tôi có cảm giác yên bình thân thuộc như ở quê mình”.
Những bạn đồng nghiệp như Hoa Kỳ, Anh quốc khi mới đến có vẻ họ nghi ngờ nhưng khi cùng làm việc họ mới thấy Cảnh vệ Việt Nam chuyên nghiệp, bài bản thì họ thán phục gọi Cảnh vệ Việt Nam là “siêu vệ sĩ”. Cảnh vệ nước Nga khi gặp Cảnh vệ Việt Nam họ vẫn xưng hô “đồng chí” tay bắt mặt mừng gắn bó tin tưởng như anh em.
Nguyên tắc "ba không"
Điều mà ít người biết về lính cảnh vệ là 3 không - tuyệt đối không được làm phiền người mà mình bảo vệ, không được lên tiếng nói chuyện trước, không được nở nụ cười cầu cạnh trước.
Và một điều suốt cả cuộc đời tâm niệm là sống để bụng chết mang theo. Nghĩa là bí mật, ngay cả vợ con, người thân cũng không hề thổ lộ.
Vì thế có người nói lính Cảnh vệ thường là kín tiếng khó gợi chuyện. Tuy nhiên, những chuyện bây giờ mới kể dưới đây tuy đã đi vào lịch sử nhưng tính thời sự của nó vẫn còn nóng hổi, vẫn còn là những bài học hay những kinh nghiệm trong thời kỳ mới.
Đồng chí Đại tá Đào Quang Sử, hiện là Phó Tư lệnh Cảnh vệ kể lại câu chuyện đầy xúc động. Lần đó đồng chí được giao nhiệm vụ bảo vệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi thăm chính thức Indonesia . Bạn bố trí Cảnh vệ nước ta ở tầng 26, còn Thủ tướng ở tầng 28 trong tòa nhà cao tầng ở Jakarta .
Điều không muốn xảy ra nhưng công tác an ninh của ta vẫn phải suy nghĩ, nếu xảy ra động đất thì thật khó cho bảo vệ!
Đêm đó động đất xảy ra thật. Mọi người trong tòa nhà chạy nhốn nháo hỗn loạn tìm cách thoát thân. Thang máy chật ních người.
Không còn cách nào khác, anh em Cảnh vệ của ta phải chạy bộ ngược lên tầng nơi có phòng Thủ tướng. Rất may đó chỉ là dư chấn nhẹ diễn ra nhanh nên không ảnh hưởng gì nhiều.
Đồng chí Đại tá Hoàng Minh Đạo, nguyên là Trưởng phòng Bảo vệ tiếp cận nay đã nghỉ hưu kể lại một kỷ niệm về chuyến bảo vệ Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân thăm TP Đà Nẵng.
Lần đó đồng chí Đại tá Vũ Xuân Sinh, Phó Tư lệnh Cảnh vệ - bây giờ là Trung tướng Tư lệnh trực tiếp chỉ huy công tác an ninh.
Điều đặc biệt là Tổng Bí thư - Chủ tịch nước, ngoài làm việc ở đất liền đồng chí còn có cuộc tắm biển ngoài chương trình dự kiến.
Bảo vệ trên đất liền đã khó, nhưng dù sao vẫn thuận lợi hơn nhiều khi phải đảm bảo an toàn trên biển. Sóng gió bất ngờ, dòng nước xoáy, sinh vật độc… điều mà không ai biết trước được.
Mặc dù trước đó không lâu lực lượng công binh của Bộ Quốc phòng đã rà soát kiểm tra toàn bộ khu vực đề phòng bom mìn chất nổ trong chiến tranh còn sót lại.
Hải quân ta cũng điều 3 tàu chiến bao quanh khu vực bãi tắm. Chúng tôi đã thấy yên tâm nhưng trong lòng vẫn còn lo lắng mong sao mọi việc sẽ ổn.
Khi xuống nước, chúng tôi cùng bơi với sĩ quan an ninh của bạn và giữ khoảng cách cần thiết. Vừa bơi chúng tôi vừa quan sát. Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên thấy đồng chí Tổng Bí thư - Chủ tịch nước bơi rất giỏi, giống như một vận động viên bơi lội thực thụ.
Cách bờ khá xa, chúng tôi bắt đầu lo lắng nhưng đồng chí ấy vẫn tự tin nô đùa với sóng. Vừa lúc đó Cảnh vệ bạn ra tín hiệu để đồng chí Tổng Bí thư - Chủ tịch nước vào bờ.
Cuộc bơi vô cùng lý thú, vừa đảm bảo an toàn lại vừa thoải mái, nét mặt đồng chí Tổng Bí thư - Chủ tịch nước rất vui và vô cùng mãn nguyện.
Chúng tôi vào phòng thay đồ. Bộ comple lại được khoác vào người, hành trình bảo vệ trên đường lại tiếp tục. Đó là kỷ niệm rất độc đáo, rất đặc biệt mà tôi còn nhớ mãi.
P.V (Tổng hợp)
Không chỉ giỏi võ, bắn súng điêu luyện, nghề cảnh vệ đòi hỏi người lính phải có khả năng ứng biến linh hoạt và phông nền kiến thức phong phú.
Phản ứng nhanh
Một nét đặc trưng của ngành cảnh vệ là người lính luôn gắn bó với lãnh đạo được bảo vệ (từ chuyên ngành là đối tượng cảnh vệ) như hình với bóng.
Trung tướng Vũ Xuân Sinh, Tư lệnh cảnh vệ cho biết: “Nói một cách hình ảnh thì đó là hai tâm hồn hòa trong một cá thể, hiểu nhau đến mức chỉ cần nhìn cử động của lãnh đạo là người cảnh vệ biết ngay nên lấy giúp cái bút, cái bật lửa hay điếu thuốc”.
Trao đổi với VTC News, tướng Sinh cho biết, cuộc đời của người lính cảnh vệ và lãnh đạo giống như một vòng tròn thu hẹp dần dần. Ban đầu, cảnh vệ sống cùng gia đình lãnh đạo.
Sau đó, khi con cái, người thân của lãnh đạo xây dựng gia đình hay mất đi, thì cảnh vệ sống cùng phòng lãnh đạo. Đến những ngày cuối đời, cảnh vệ nằm cùng giường lãnh đạo để có thể lập tức phản ứng khi cần.
“Trong ngành chúng tôi, có những đồng chí hơn 20 năm liền không được ăn Tết với vợ con vì gia đình ngoài Bắc trong khi lãnh đạo ở trong Nam”, tướng Sinh nói.
Vì thế, có nhiều thanh niên khi mới nhìn qua sẽ thấy ngành cảnh vệ vô cùng hoành tráng: đi xe chuyên dụng, mặc quân phục chỉnh tề, oai vệ, tháp tùng lãnh đạo trong mọi chuyến công tác trong nước hay nước ngoài v.v.
“Thế nhưng, khi vào rồi mới biết. Nghề cảnh vệ ngoài chuyện tuyệt đối trung thành, có bản lĩnh chính trị thì còn cần sự tận tâm và kỷ luật cả đời. Thế nên nhiều người vào rồi không chịu nổi lại xin ra”, người đứng đầu ngành cảnh vệ Việt Nam cho biết.
Khổ luyện
Đại tá Nguyễn Văn Cường, Trưởng phòng Bảo vệ tiếp cận cho biết: Đối với người sĩ quan bảo vệ tiếp cận lúc nào cũng phải ăn mặc lịch lãm đó là yêu cầu không thể thiếu được.
Khác với Cảnh vệ các nước đầu cua, mắt kính đen trông dữ tướng đầy vẻ thị uy, thì Cảnh vệ Việt Nam chân phương dáng vẻ công chức đĩnh đạc đáng yêu nhưng bên trong lại có những tố chất hết sức đặc biệt ít người biết đến.
Được tận mắt chứng kiến một giờ tập võ thuật ở đơn vị, những động tác mạnh mẽ, chuẩn xác khiến tôi hết sức khâm phục. Trước đó, tôi cũng chứng kiến một buổi tập bắn súng ở thao trường. Bài bắn súng ngắn chỉ trong chớp mắt các anh đã hạ gục hàng loạt mục tiêu.
Tổng thống Mỹ Bush chụp ảnh lưu niệm với các sỹ quan cảnh vệ nhân chuyến thăm Việt Nam và dự hội nghị cấp cao APEC 14 từ ngày 12 - 19/11/2006 - Ảnh tư liệu |
Để làm được điều đó, các anh phải qua khổ luyện và thử thách bằng những bài tập tình huống hết sức khó khăn.
Từ những chuyện nhỏ nhất như đi đứng, mở cửa xe đến xử lý tình huống bất ngờ bị kẻ xấu tấn công, tất cả các anh đều cập nhật trong đầu. Vì thế các anh luôn ở thế chủ động.
Qua các sự kiện lớn như bảo vệ hội nghị APEC, ASEM5… có nhiều nguyên thủ quốc tế đến Việt Nam . Cùng đi với nguyên thủ là những đoàn Cảnh vệ rầm rộ với phương tiện, vũ khí tối tân. Có thứ họ mang vào Việt Nam nào chó nghiệp vụ, nào súng bắn tỉa, nào xe đặc chủng… chất chở đầy từng container, từng chuyên cơ.
Nhưng những thứ đó có vẻ là thừa nên cứ để trong “kho” và phải tốn công cắt người trông giữ. Nhiều đoàn vào Việt Nam ngày đầu rất rầm rộ nhưng ngày hôm sau họ đã phá lệ, họ đi chợ, đi ăn phở, đi dạo phố, đi tập thể dục buổi sáng và bách bộ quanh Hồ Gươm hoặc trên đường Thanh Niên như mọi người Việt Nam .
Tìm hiểu cảnh vệ bạn, chúng ta mới hiểu do môi trường yên bình êm ả và con người Việt Nam cởi mở thân thiện khiến họ tự tin nên những thứ ồn ào rầm rộ kia họ không cần thiết nữa.
Siêu vệ sĩ
Tôi nhớ, kết thúc sự kiện APEC, hôm họp báo các nguyên thủ quốc tế đánh giá rất cao và dành cho Cảnh vệ Việt Nam tình cảm hết sức chân tình, sâu sắc.
Đồng chí Raul Castro (Cuba) thường gọi đồng chí Nguyễn Hữu Liệu, sĩ quan tiếp cận là “đồng chí Cuba” bởi đồng chí có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm ngăm đen, tiếng Anh lại sành sỏi rất dễ hòa nhập nên đồng chí Raul Castro rất quý mến.
Bà Tổng thống Chile Michelle Bachelet có sở thích ăn phở. Mặc dù an ninh bạn chuẩn bị xe đưa đón bà, nhưng Tổng thống không chịu đi xe mà bà quyết định đi bộ.
Cảnh vệ Việt Nam được gọi là "siêu vệ sĩ" - Ảnh: vnexpress |
Quãng đường từ khách sạn Sofitel đến Hồ Tây tuy không xa nhưng rất phức tạp cho công tác đảm bảo an ninh thế là an ninh của ta và của bạn đành phải đi sau để đề phòng bất trắc.
Buổi sớm sương còn chưa tan, phủ một lớp trắng trong suốt bay nhè nhẹ trên mặt nước Hồ Tây. Bà Tổng thống vô cùng thích thú bảo người vệ sĩ đi cùng bấm máy ảnh chụp làm kỷ niệm.
Bà vẫy tay chào mọi người, có khi bà dừng lại trò chuyện với dân chúng đang bách bộ. Rất cảm động, bà đã thốt lên “Xa đến nửa vòng trái đất mà tôi có cảm giác yên bình thân thuộc như ở quê mình”.
Những bạn đồng nghiệp như Hoa Kỳ, Anh quốc khi mới đến có vẻ họ nghi ngờ nhưng khi cùng làm việc họ mới thấy Cảnh vệ Việt Nam chuyên nghiệp, bài bản thì họ thán phục gọi Cảnh vệ Việt Nam là “siêu vệ sĩ”. Cảnh vệ nước Nga khi gặp Cảnh vệ Việt Nam họ vẫn xưng hô “đồng chí” tay bắt mặt mừng gắn bó tin tưởng như anh em.
Nguyên tắc "ba không"
Điều mà ít người biết về lính cảnh vệ là 3 không - tuyệt đối không được làm phiền người mà mình bảo vệ, không được lên tiếng nói chuyện trước, không được nở nụ cười cầu cạnh trước.
Và một điều suốt cả cuộc đời tâm niệm là sống để bụng chết mang theo. Nghĩa là bí mật, ngay cả vợ con, người thân cũng không hề thổ lộ.
Vì thế có người nói lính Cảnh vệ thường là kín tiếng khó gợi chuyện. Tuy nhiên, những chuyện bây giờ mới kể dưới đây tuy đã đi vào lịch sử nhưng tính thời sự của nó vẫn còn nóng hổi, vẫn còn là những bài học hay những kinh nghiệm trong thời kỳ mới.
Bên trong một đơn vị cảnh vệ Việt Nam - Ảnh tư liệu |
Đồng chí Đại tá Đào Quang Sử, hiện là Phó Tư lệnh Cảnh vệ kể lại câu chuyện đầy xúc động. Lần đó đồng chí được giao nhiệm vụ bảo vệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi thăm chính thức Indonesia . Bạn bố trí Cảnh vệ nước ta ở tầng 26, còn Thủ tướng ở tầng 28 trong tòa nhà cao tầng ở Jakarta .
Điều không muốn xảy ra nhưng công tác an ninh của ta vẫn phải suy nghĩ, nếu xảy ra động đất thì thật khó cho bảo vệ!
Đêm đó động đất xảy ra thật. Mọi người trong tòa nhà chạy nhốn nháo hỗn loạn tìm cách thoát thân. Thang máy chật ních người.
Không còn cách nào khác, anh em Cảnh vệ của ta phải chạy bộ ngược lên tầng nơi có phòng Thủ tướng. Rất may đó chỉ là dư chấn nhẹ diễn ra nhanh nên không ảnh hưởng gì nhiều.
Đồng chí Đại tá Hoàng Minh Đạo, nguyên là Trưởng phòng Bảo vệ tiếp cận nay đã nghỉ hưu kể lại một kỷ niệm về chuyến bảo vệ Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân thăm TP Đà Nẵng.
Lần đó đồng chí Đại tá Vũ Xuân Sinh, Phó Tư lệnh Cảnh vệ - bây giờ là Trung tướng Tư lệnh trực tiếp chỉ huy công tác an ninh.
Điều đặc biệt là Tổng Bí thư - Chủ tịch nước, ngoài làm việc ở đất liền đồng chí còn có cuộc tắm biển ngoài chương trình dự kiến.
Bảo vệ trên đất liền đã khó, nhưng dù sao vẫn thuận lợi hơn nhiều khi phải đảm bảo an toàn trên biển. Sóng gió bất ngờ, dòng nước xoáy, sinh vật độc… điều mà không ai biết trước được.
Mặc dù trước đó không lâu lực lượng công binh của Bộ Quốc phòng đã rà soát kiểm tra toàn bộ khu vực đề phòng bom mìn chất nổ trong chiến tranh còn sót lại.
Hải quân ta cũng điều 3 tàu chiến bao quanh khu vực bãi tắm. Chúng tôi đã thấy yên tâm nhưng trong lòng vẫn còn lo lắng mong sao mọi việc sẽ ổn.
Khi xuống nước, chúng tôi cùng bơi với sĩ quan an ninh của bạn và giữ khoảng cách cần thiết. Vừa bơi chúng tôi vừa quan sát. Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên thấy đồng chí Tổng Bí thư - Chủ tịch nước bơi rất giỏi, giống như một vận động viên bơi lội thực thụ.
Cách bờ khá xa, chúng tôi bắt đầu lo lắng nhưng đồng chí ấy vẫn tự tin nô đùa với sóng. Vừa lúc đó Cảnh vệ bạn ra tín hiệu để đồng chí Tổng Bí thư - Chủ tịch nước vào bờ.
Cuộc bơi vô cùng lý thú, vừa đảm bảo an toàn lại vừa thoải mái, nét mặt đồng chí Tổng Bí thư - Chủ tịch nước rất vui và vô cùng mãn nguyện.
Chúng tôi vào phòng thay đồ. Bộ comple lại được khoác vào người, hành trình bảo vệ trên đường lại tiếp tục. Đó là kỷ niệm rất độc đáo, rất đặc biệt mà tôi còn nhớ mãi.
P.V (Tổng hợp)
Bình luận