Ngày 12/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường làm căn cứ xét tuyển.
Căn cứ vào phổ điểm, thí sinh sẽ xác định được số thí sinh có mức điểm bằng và cao hơn mức điểm của em trong năm 2017 là bao nhiêu.
Sau đó, quay sang phổ điểm năm 2016, thí sinh sẽ xác định với số lượng thí sinh như vậy năm 2016 sẽ có điểm từ mức nào trở lên và như vậy sẽ xác định được: Trong vùng kết quả của từng thí sinh, phổ điểm năm nay sẽ cao hơn (hay thấp hơn) năm trước là bao nhiêu.
Thí sinh nên lưu ý: Phổ điểm chỉ là một yếu tố trong rất nhiều yếu tố tác động đến điểm trúng tuyển của các trường.
Do vậy, để đảm bảo khả năng trúng tuyển vào các ngành phù hợp, các thí sinh vẫn phải cân nhắc để lựa chọn đủ các ngành có khả năng trúng tuyển ở các mức khác nhau; đồng thời phải cân nhắc kỹ trật tự đặt các nguyện vọng này.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, đây chính là dịp để các thí sinh so sánh kết quả thi của mình với kết quả thi của cả nước, để các em quyết định lần cuối cho việc đăng ký xét tuyển nguyện vọng của mình.
Ông Trần Văn Nghĩa (Cục phó Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cho rằng, thí sinh nào điểm cao hơn thì được ưu tiên xét trúng tuyển trước mà không quan trọng đến số thứ tự nguyện vọng của thí sinh. Ai điểm cao hơn sẽ được lợi thế hơn.
Video: GS Trần Phương - Học sinh đi học bằng xuồng làm sao kiếm được 15 điểm
Bình luận