Các biểu tượng thể hiện cảm xúc (gọi tắt là biểu tượng cảm xúc hay Emoji) được sử dụng ngày càng phổ biến trong liên lạc kỹ thuật số. Tần suất sử dụng Emoji nhiều nhất là trong tin nhắn và email, đến mức Emoji gần như trở thành một ngôn ngữ riêng được sinh ra bởi thời đại kỹ thuật số.
Tuy được sử dụng hàng ngày nhưng có rất nhiều sự thật thú vị đằng sau những chiếc Emoji mà không phải ai cũng biết.
Emoji được sử dụng nhiều nhất
Thống trị đế chế emoji là biểu tượng “Cười ra nước mắt”. Đây là emoji được sử dụng nhiều nhất trên cả bàn phím Google, facebook và Twitter trong nhiều năm liên tiếp. Thậm chí, emoji này còn được thêm vào Từ điển Oxford vào năm 2015.
Cha đẻ của emoji là ai?
Đó là nhà thiết kế người Nhật Shigetaka Kurita, ông là người thiết kế bộ 176 emoji đầu tiên bằng 1 khung 12x12 pixels chứa 144 điểm năm 1998.
Tại sao lại gọi là “emoji”?
Nhiều người cho rằng “emoji” có nguồn gốc từ chữ “emoticon”, nhưng đây là suy đoán sai hoàn toàn. "Emoji" là một từ tiếng Nhật, với “e” nghĩa là hình ảnh, “mo” nghĩa là viết và “ji” nghĩa là ký tự.
Tổng số lượng emoji hiện tại
Tổ chức Unicode Consortium - đơn vị chịu trách nhiệm quản lý bàn phím emoji chính thức nâng tổng số emoji lên 2823 biểu tượng vào năm 2018, thêm nhiều màu da, ngành nghề, lựa chọn giới tính mới so với năm 2015 khi số lượng emoji chỉ ở mức 722 biểu tượng.
Việt Nam là một trong những quốc gia đặc biệt sử dụng những emoji ít thông dụng trên thế giới. 3 emoji được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam bao gồm:
Tại sao có Ngày Quốc tế Emoji?
Với độ phủ sóng và phổ biến như hiện nay của Emoji, có hẳn một ngày dành riêng cho các biểu tượng cảm xúc được toàn thế giới hưởng ứng - Quốc tế Emoji 17/07. Sở dĩ 17/7 được chọn là bởi trong ngày này, nhiều hoạt động trao giải và bình chọn cũng như các trào lưu, trò chơi liên quan đến emoji sẽ được tổ chức trên các diễn đàn và mạng xã hội với sự hưởng ứng của cư dân mạng trên toàn thế giới.
Video: Nhịn tiểu có hại gì cho sức khỏe
>>> Đọc thêm: Những bí ẩn chưa tìm ra lời giải đáp của nền văn minh Ai Cập cổ đại
Bình luận