(VTC News) – Chuyên gia và cơ quan chức năng vừa lên tiếng trước đề xuất của Bộ Công an về việc xử phạt người hay 'ngáo ộp' trẻ em.
Theo đó, hành vi thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó hoảng sợ, ảnh hưởng đến tinh thần đối phương sẽ bị xử phạt từ 1,5 – 2 triệu đồng.
Đề xuất này đang gây “bão” dư luận trong những ngày vừa qua.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên VTC News về vấn đề này, TS. Nguyễn Hải Hữu - Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho rằng, đó mới chỉ là dự thảo, có thể Chính phủ sẽ đồng ý hoặc không, mọi người không nên quá gay gắt.
“Nhưng theo tôi, càng quy định cụ thể càng tốt. Nếu không quy định chi tiết, sẽ không biết vận dụng luật ra sao cả. Mức phạt thấp hay cao còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội cũng như trình độ nhận thức của nước ta. Nhiều người cứ nói phạt cao lên, nhưng như thế không khả thi. Chưa kể nhiều khi người ta quan niệm phép vua thua lệ làng.
Với mức phạt Bộ Công an đề xuất, tôi cho rằng không có gì là cao cả và như thế là tốt. Nhưng về lâu dài, với những hướng dẫn thực thi luật phải tích hợp toàn bộ các vấn đề này lại để đưa ra khung loại hình vi phạm để nghị định 91 và các quy định của Bộ công an đồng nhất, không mâu thuẫn với nhau”, ông Hữu nói.
Ngoài ra, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhấn mạnh: “Trong luật Việt Nam, chưa có quy định nào thừa nhận xao nhãng trẻ em là vi phạm pháp luật. Đây là vấn đề cần đưa vào luật. Thậm chí, phải quy định thêm các đôi nam nữ yêu nhau, trước khi thành vợ chồng phải cùng trải qua một lớp đào tạo về kĩ năng làm cha mẹ”.
Thật hài hước!
Trong khi đó, PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) chia sẻ, ông thấy đề xuất trên thật hài hước và bất khả thi.
“Không cứ Bộ Công an, rất nhiều bộ, ngành gần đây rất có trách nhiệm với các quy định, chế tài đặc biệt chế tài xử phạt. Các phương án tính toán cũng tốt thôi, nhưng quan trọng là tính khả thi của các điều khoản ấy ra sao?
Theo tôi, trên thực tế không làm được. Vấn đề phải xác định là ai đứng ra thu tiền phạt? Làm sao để xác định được mức độ vi phạm? Biết thế nào là “ngáo ộp” trẻ em?”, TS Trịnh Hòa Bình nêu quan điểm.
Ông Bình phân tích, để có thể đưa ra ngưỡng phạt, phải liên quan tới rất nhiều định nghĩa, nội dung để phân cấp mức phạt. Khi xác định được ngưỡng để xử phạt thì phải xác định thêm ai là người tuyên bố cái đó?
“Trẻ em đã bị dọa rồi thì không thể đứng ra thu tiền phạt được. Chẳng lẽ những đối tượng dọa trẻ em lại mời người khác tới xem mình dọa trẻ rồi để họ thu tiền phạt à? Thật hài hước! Thiếu cơ sở thực tiễn như thế thì làm sao đi vào thực tế được?
Tôi không bàn tới mức phạt vì dù cao hay thấp cũng nhằm đánh vào tài chính với mục đích răn đe. Tuy nhiên, nếu quy định đưa ra không khả thi sẽ khiến dân không chỉ nhờn luật mà còn cảm thấy nực cười, hài hước khi nhắc tới nó”, ông Bình nhấn mạnh.
Mới đây, Bộ Công an đã cho đăng lại và lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
TS. Nguyễn Hải Hữu - Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) |
Đề xuất này đang gây “bão” dư luận trong những ngày vừa qua.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên VTC News về vấn đề này, TS. Nguyễn Hải Hữu - Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho rằng, đó mới chỉ là dự thảo, có thể Chính phủ sẽ đồng ý hoặc không, mọi người không nên quá gay gắt.
“Nhưng theo tôi, càng quy định cụ thể càng tốt. Nếu không quy định chi tiết, sẽ không biết vận dụng luật ra sao cả. Mức phạt thấp hay cao còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội cũng như trình độ nhận thức của nước ta. Nhiều người cứ nói phạt cao lên, nhưng như thế không khả thi. Chưa kể nhiều khi người ta quan niệm phép vua thua lệ làng.
Với mức phạt Bộ Công an đề xuất, tôi cho rằng không có gì là cao cả và như thế là tốt. Nhưng về lâu dài, với những hướng dẫn thực thi luật phải tích hợp toàn bộ các vấn đề này lại để đưa ra khung loại hình vi phạm để nghị định 91 và các quy định của Bộ công an đồng nhất, không mâu thuẫn với nhau”, ông Hữu nói.
Ngoài ra, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhấn mạnh: “Trong luật Việt Nam, chưa có quy định nào thừa nhận xao nhãng trẻ em là vi phạm pháp luật. Đây là vấn đề cần đưa vào luật. Thậm chí, phải quy định thêm các đôi nam nữ yêu nhau, trước khi thành vợ chồng phải cùng trải qua một lớp đào tạo về kĩ năng làm cha mẹ”.
Thật hài hước!
Trong khi đó, PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) chia sẻ, ông thấy đề xuất trên thật hài hước và bất khả thi.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) |
Theo tôi, trên thực tế không làm được. Vấn đề phải xác định là ai đứng ra thu tiền phạt? Làm sao để xác định được mức độ vi phạm? Biết thế nào là “ngáo ộp” trẻ em?”, TS Trịnh Hòa Bình nêu quan điểm.
Ông Bình phân tích, để có thể đưa ra ngưỡng phạt, phải liên quan tới rất nhiều định nghĩa, nội dung để phân cấp mức phạt. Khi xác định được ngưỡng để xử phạt thì phải xác định thêm ai là người tuyên bố cái đó?
“Trẻ em đã bị dọa rồi thì không thể đứng ra thu tiền phạt được. Chẳng lẽ những đối tượng dọa trẻ em lại mời người khác tới xem mình dọa trẻ rồi để họ thu tiền phạt à? Thật hài hước! Thiếu cơ sở thực tiễn như thế thì làm sao đi vào thực tế được?
Tôi không bàn tới mức phạt vì dù cao hay thấp cũng nhằm đánh vào tài chính với mục đích răn đe. Tuy nhiên, nếu quy định đưa ra không khả thi sẽ khiến dân không chỉ nhờn luật mà còn cảm thấy nực cười, hài hước khi nhắc tới nó”, ông Bình nhấn mạnh.
Minh Quân
Bình luận