• Zalo

Ngang nhiên vào trường tiếp thị sách lậu

Giáo dụcThứ Năm, 16/01/2014 10:38:00 +07:00Google News

Mạo danh nhân viên của NXB ĐH Sư Phạm TP.HCM, một nhóm người thường xuyên liên hệ thư viện các trường tiểu học để tiếp thị sách lậu. (Theo Tuổi trẻ)

Dù gắn mác “công ty phát hành sách”, “nhân viên nhà xuất bản” nhưng những người này chỉ làm việc qua điện thoại, điểm giao dịch sách là... quán nước và nhà sách thì “có nhưng ở xa lắm”.

Sách đầy sạn

Hiệu phó một trường tiểu học tại Củ Chi, TP.HCM cho biết: “Có người xưng là nhân viên NXB ĐH Sư Phạm TP.HCM tới trường giới thiệu sách để bán, hứa sẽ chi hoa hồng rất hấp dẫn nhưng tôi từ chối. Anh nhân viên này có để lại bảy cuốn sách để xem thử, nếu có nhu cầu thì liên hệ lại. Bảy cuốn này in ấn sơ sài, nhiều hình ảnh lem nhem, và có nhiều lỗi sai cơ bản”.
Hứa hẹn hoa hồng

Trong tờ “Lời ngỏ” mà nhóm người này để lại trường có sẵn ô đăng ký tên học sinh, loại sách đăng ký mua, giá từng cuốn sách, cùng với lời dẫn: Kính gửi giáo viên chủ nhiệm, Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm TP.HCM xin chân thành gửi lời cám ơn quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhân viên chúng tôi hoàn thành công việc. Nhà xuất bản rất mong sự ủng hộ của quý thầy cô. Xin liên hệ nhân viên giao sách Phạm Trọng An, số điện thoại 0919... Mức hoa hồng được các “nhân viên dỏm” này hứa hẹn sẽ chi cho trường là 15%.
Cụ thể, trong cuốn Bồi dưỡng kiến thức toán dành cho học sinh lớp 1, nhiều bài tập với dấu lớn, dấu bé có đáp án sai, như 20>21 (trang 20), hay 20-5 < 20-6 (trang 26).

Trong cuốn Tuyển chọn 300 bài văn hay và 160 bài văn mẫu 2-3-4-5, ngoài bìa ghi tên tác giả là tiến sĩ P.N.T. nhưng trang trong lại ghi tác giả là... thạc sĩ. Sách văn mẫu nhưng lại được biên soạn rất cẩu thả, nhiều lỗi sai chính tả, so sánh khó hiểu.

Ở trang 45, lớp 3, bài văn mẫu tả cây bút chì có những câu so sánh xa thực tế: “Cây bút chì thân tròn tựa như chiếc đũa bằng ngà voi” hay sáo rỗng: “Thứ gỗ quý làm nên hàng triệu bút chì là sản phẩm của miền núi rừng nào trên đất nước ta dâng hiến? Em cứ bâng khuâng tự hỏi thế khi ngắm nhìn cây bút chì”. Tương tự, nhiều bài văn mẫu khác được viết khá ẩu, lời văn dài dòng, khó hiểu.


Các kiến thức trong sách đa số được sao chép từ các cuốn sách tham khảo đang có mặt trên thị trường, một số phần được sửa đổi, thêm bớt nhưng lỗi chính tả và sai sót về kiến thức rất nhiều.

Nhóm người này đến gặp nhân viên thư viện của trường, xưng là nhân viên của Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm TP.HCM, gửi lại sách, lời ngỏ của “nhà xuất bản” và cho biết năm trường tiểu học khác trong huyện đã đăng ký mua sách với tổng trị giá sách khoảng 15 triệu đồng.

Sau khi xin gặp ban giám hiệu và bị từ chối, nhóm người này để lại một bộ sách bảy cuốn để trường xem thử, gồm các đầu sách như Khám phá thế giới kỳ thú, Từ điển Anh - Việt bằng hình ảnh, 300 đề toán tuyển chọn, Bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt, Các anh hùng dân tộc Việt Nam... dành cho từng khối lớp, với giá sách từ 35.000-37.000 đồng/cuốn.

Sách mẫu của NXB được cò gửi lại tại trường tiểu học Củ Chi, TP.HCM. (Ảnh: T.Tám).

Bài viết: http://news.zing.vn/Ngang-nhien-vao-truong-tiep-thi-sach-lau-post385629.html#category_featured.noibat

Nguồn Zing News
Sách mẫu của NXB được cò gửi lại tại trường tiểu học Củ Chi, TP.HCM. (Ảnh: T.Tám).

Bài viết: http://news.zing.vn/Ngang-nhien-vao-truong-tiep-thi-sach-lau-post385629.html#category_featured.noibat

Nguồn Zing News
 
Sách mẫu của NXB được cò gửi lại tại trường tiểu học Củ Chi, TP.HCM. (Ảnh: T.Tám).

Bài viết: http://news.zing.vn/Ngang-nhien-vao-truong-tiep-thi-sach-lau-post385629.html#category_featured.noibat

Nguồn Zing News

Sách mẫu của NXB được cò gửi lại tại trường tiểu học Củ Chi, TP.HCM. (Ảnh: T.Tám).

Bài viết: http://news.zing.vn/Ngang-nhien-vao-truong-tiep-thi-sach-lau-post385629.html#category_featured.noibat

Nguồn Zing News

Sách mẫu của NXB được cò gửi lại trường tiểu học Củ Chi Tp.HCM (Ảnh: L.Tám).
Giao dịch ở... quán nước

Đem thắc mắc về những lỗi sai cơ bản trong những cuốn sách tham khảo “đứng tên” Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm TP.HCM, ông Lê Thanh Hà, giám đốc nhà xuất bản này, cho biết: “Chúng tôi đã kiểm tra, những cuốn sách này không có tên trong danh mục sách của Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm TP.HCM. Các thông tin về giấy phép xuất bản, tên giám đốc nhà xuất bản đều sai.

Mặt khác, Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm không có chủ trương đi bán sách, nhân viên của chúng tôi chỉ sắp xếp bản thảo thôi đã thiếu người, nói gì đến chuyện đi tiếp thị”. Ông Hà cũng cho biết hiện nay sách bị làm lậu có hình thức không khác nhiều so với sách thật, một số cuốn bìa y như sách thật nhưng thay ruột hoặc ngược lại. Tên sách cũng được thay đổi so với cuốn sách bị sao chép.


Lần theo số điện thoại cung cấp theo sách, chúng tôi được một người đàn ông hướng dẫn “chị muốn mua sách thì đến hẻm 252 Cao Thắng, ở đó có một quán nước, chị vào quán nước hỏi Thủy bán sách, nói tên sách, số lượng rồi ngồi đó chờ, sẽ có người mang sách cho chị”.

Tới quán nước đầu hẻm 252 Cao Thắng, Q.10, TP.HCM, chúng tôi được hướng dẫn ngồi chờ trong khi chủ quán nước gọi nhiều cuộc điện thoại, sau đó chạy vào “kho” ở cách đó hai căn nhà (cũng là nơi chứa nước ngọt, thùng đá, bia... của quán nước này) để lấy sách.

Tuy nhiên, người này cho biết: “Cuốn sách chị cần tìm đã hết, chị cần đặt bao nhiêu cứ liên hệ số điện thoại này, gặp anh An giám đốc”. Sau đó người này bấm điện thoại và cho chúng tôi gặp người xưng là An. Vị “giám đốc” này cho biết: “Mình đang đi công tác, muốn đăng ký bao nhiêu sách cũng có, chiết khấu 20%, giao tận nơi, có hóa đơn đỏ. Cứ yên tâm vì công ty “bao” hết tất cả các trường trong thành phố”. Khi chúng tôi hỏi nhà sách hoặc địa chỉ công ty ở đâu để đến làm việc thì người này né tránh và đề nghị “chỉ cần làm việc qua điện thoại, nhà sách có nhưng xa lắm, trụ sở công ty ở Q.7”.

sách lậu
Lỗi sai cơ bản trong cuốn Bồi dưỡng kiến thức Toán lớp 1 (Ảnh: L.Trang)
Khi chúng tôi hỏi thêm các thông tin với lý do “trình ban giám hiệu ký duyệt”, vị “giám đốc” này ấp úng hồi lâu rồi cho biết tên công ty là Công ty phát hành sách ĐT ở Q.7, chịu trách nhiệm phân phối sách tham khảo, nâng cao của Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm TP.HCM.

Trả lời thắc mắc của chúng tôi về việc có đúng là sách của nhà xuất bản này không, “giám đốc” trả lời: “Nhiều trường cũng gọi điện tới nhà xuất bản để hỏi xem có đúng nhà xuất bản cho nhân viên đi bán sách không, tất nhiên người ta phải trả lời là không vì người ta chỉ biên tập sách, còn bán thì nhờ công ty chúng tôi chịu trách nhiệm.

Trong sách có ghi rõ tên nhà xuất bản, người biên tập đủ hết. Nếu không tin chị cứ vào nhà sách mà mua, nhà xuất bản của tôi có gửi đầu sách ở đó nhưng vào đó chỉ được chiết khấu cao lắm là 10% hoặc tặng tờ lịch thôi, còn chị mua qua tôi mới được giảm 20% và giao tận nơi”.


Với cách tiếp cận các nhân viên thư viện tại trường học cùng lời hứa chiết khấu cao, sách giao tận nơi, nếu không kiểm tra kỹ, trường học dễ bị lừa bán sách bởi các “cò” sách lậu, và nguy hại là những đầu sách không đạt yêu cầu này được chính học sinh sử dụng.

Tại nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi ghi nhận thấy các đơn vị quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm trong đó có sách, đồ dùng học tập thường xuyên gửi sách mẫu, lời ngỏ, thường xưng là đại diện các công ty lớn, uy tín để làm việc với trường.

Theo Tuổi Trẻ
Bình luận
vtcnews.vn