Quá “ngán” với các món ăn thịt, cá ngày Tết, nhiều gia đình đang tìm đến món ăn chay như một đồ ăn để đổi khẩu vị.
Tại nhiều quán ăn chay như: Cửa hàng Nàng Tấm (phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội), quán Nàng Tấm (Phó Đức Chính, Hà Nội), hay quán Cơm chay Âu lạc (ngõ Văn Chương, Hà Nội),….những ngày đầu năm này luôn nườm nượp khách ra vào. Nhiều quán, khách hàng phải đặt chỗ trước, nếu không sẽ phải ra về.
Hầu hết các quán cơm chay đều phải phục vụ hết công suất, nhiều quán nhỏ ở quanh các cổng chùa cũng khá đông khách dịp đầu năm này, nhiều gia đình sau khi đi chùa, tiện đường cũng ghé vào đây ăn cơm chay luôn.
Chị An, bán cơm chay gần Phủ Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, những ngày đầu năm này, rất nhiều khách sau khi lễ chùa xong, thì ghé vào quán dùng cơm chay thay cho bữa trưa luôn.Quán ăn chay hút khách ngày Tết
“Có những ngày quán tôi đông nghẹt khách, nhiều người đến sau, hết chỗ, phải sang quán khác hoặc đi về. Tuy nhiên, đầu năm do nhân viên chưa lên hết, đôi khi khách hàng cũng phải chờ khá lâu mới có đồ ăn”, chị An nói.
“Ngoài đổi vị, quan niệm của nhiều người dân Việt Nam là đầu năm kiêng không sát sinh, nhất là khi đi lên chùa. Vì vậy, quán cơm chay rất đắt khách”, chị An cho biết thêm.
Mặt khác, giá của mỗi xuất cơm chay lại rất rẻ, với mỗi xuất cơm chay là tô bún phở, canh măng, giá trung bình từ 8.000 – 10.000 đồng/xuất. Còn đối với những suất cơm sang hơn, gồm nhiều món hơn như: nem, nôm, chả, tôm rang,…thì có giá từ 50.000 – 60.000 đồng/xuất.
Tuy có tăng hơn so với ngày thường từ 2.000 – 3.000 đồng/xuất bình thường và khoảng 10.000 đồng/xuất sang hơn, do các loại thực phẩm như: rau, củ, quả, đậu phụ, bánh đa, cũng như chi phí phục vụ ngày Tết đều tăng. Nhưng đa số khách hàng đều vui vẻ dùng bữa vì số tiền tăng này không quá lớn.
Tại quán cơm chay Âu Lạc (Ngõ Văn Chương, Hà Nội), một nhân viên phục vụ cho biết, giá của cơm chay so với các thực phẩm khác ngày Tết là khá “mềm”. Vì vậy, không chỉ các gia đình khá giả, mà rất nhiều gia đình bình dân cũng chuộng các quán cơm chay dịp đầu năm này.
Tại các chợ bán thực phẩm chế biến cơm chay cũng rất đắt hàng. Chị Bình (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, đầu năm cả gia đình thường mua đồ ăn chay về tự chế biến, vừa rẻ, vừa ngon miệng.
“Đầu năm mới, giá thực phẩm tăng cao, nhất là các loại thịt, cá. Vì vậy, ăn chay cũng là một cách tiết kiệm chi tiêu cho đình dịp đầu năm”, chị Bình nói.
Các loại thực phẩm để chế biến đồ ăn chay như: nấm, măng khô luộc, ngô, hoa lơ, khoai sọ, khoai môn, giá đỗ sống, đậu xanh, chân nấm hương,…đều tăng giá từ 10 – 20% so với ngày thường.
“Ăn chay đầu năm có nhiều cái lợi. Sau kỳ nghỉ Tết, người lớn thì ngán bánh chưng, giò chả, còn mấy đứa con tôi thì lo tăng cân, nên gần như cả nhà đều “kết” đồ ăn chay”, chị Bình tâm sự.
Châu Anh
Ngán thịt, chán giò, đồ ăn chay sau Tết đắt hàng
(VTC News) - Sau Tết, những đồ ăn chay, không dính đến thịt, mỡ đang là những món ăn được nhiều người lựa chọn.
(VTC News) - Sau Tết, những đồ ăn chay, không dính đến thịt, mỡ đang là những món ăn được nhiều người lựa chọn.
Bình luận