(VTC News) – Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn đặt câu hỏi về việc mua mới 1.700 xe công trong khi ngân sách nhà nước năm 2012 rất khó khăn.
Mua mới 1.700 xe công
Chiều 29/5, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012 với nhiều nội dung quan trọng.
Nói về những bất cập trong thu chi ngân sách năm 2012, đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) cho rằng nguồn thu không ổn định. Cơ cấu các nguồn thu thì thu chủ yếu là do dầu thô, đất đai là chủ yếu. Bên cạnh đó, nguồn thu từ phạt vi phạm hành chính cũng lên tới gần 9.000 tỷ đồng. Bên cạnh cơ cấu nguồn thu chưa bền vững còn nhiều yếu tố thất thu thuế, nợ đọng thuế chưa được khắc phục, giải quyết tận gốc.
“Tôi không biết đến bao giờ chính phủ khác phục được tình trạng này?”, đại biểu Võ Thị Dung băn khoăn đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, vị đại biểu này cũng cho rằng việc chi ngân sách 2012 cũng còn nhiều vi phạm. Vì vậy, vấn đề chi cần phải xiết chặt kỷ luật. Hiện nay có hai nội dung đề nghị Chính phủ phải xem xét, làm rõ.
Đại biểu Võ Thị Dung nêu vấn đề: “Năm 2012, chúng ta còn nhiều khó khăn, Chính phủ cũng chỉ đạo thắt chặt chi tiêu công nhưng đã mua mới 1.700 ô tô, trị giá mỗi xe hàng tỷ đồng. Đề nghị làm rõ việc mua sắm xe công như thế có vi phạm chi ngân sách hay không, nếu có ai chịu trách nhiệm? Quốc hội có xem xét quyết toán những khoản như thế nếu xác định có vi phạm hay không?”.
Cũng có quan điểm này, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng “năm nào cũng lặp lại bài ca xe công. Nếu không đổi mới cách làm thì vẫn thế thôi”.
Ông Nam cũng đưa ra thực tế hiện nay, ở một số địa phương, Bí thư huyện ủy gọi xe công đến nhà đón trong các trường hợp trời mưa gió. Tuy là một vấn đề không lớn nhưng lại không đúng chế độ.
Vị đại biểu này cho rằng cần phải nhìn từ thực tế, nếu những quy đinh không còn phù hợp thì cần phải sửa. Nếu thay đổi cơ chế quản lý phù hợp thì các đại biểu Quốc hội cũng ủng hộ.
Vì vậy, đại biểu Lê Nam cho rằng đã tới lúc cần phải làm rõ ràng các quy định này cho phù hợp với thực tế và không phải “năm nào cũng nói về xe công và cử tri lại không thấy có sự thay đổi”.
Quà biếu và 4.000 tỷ đồng
Cũng nói về việc thu chi ngân sách, đại biểu Trần Đình Nhã (Thừa Thiên Huế) nêu ra một vấn đề rất thú vị.
Ông Nhã cho biết vấn đề quà biếu được sử dụng trong luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và luật chống tham nhũng. Tuy nhiên, về vấn đề này hai luật cũng quy định rất chung chung.
Vị đại biểu này cũng đã tìm thấy vấn đề quy định quà biếu trong quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/5/2007 “ban hành quy chế về tặng quà, nhận quà, nộp lại quà của cơ quan tổ chức đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước".
“Hiện nay, tình trạng tặng quà từ ngân sách nhà nước rất lộn xộn, không kiểm soát được. Ai biết hàng năm chúng ta chi ra bao nhiều nghìn tỷ cho vấn đề này. Tôi có hỏi Bộ Tài chính nhưng bộ này không nắm được”, đại biểu Trần Đình Nhã đặt vấn đề.
Vị đại biểu này cũng thông tin mặc dù Bộ Tài chính không thông báo lại kết quả nhưng ông Nhã ước đoán cũng phải hàng nghìn tỷ đồng chi cho quà tặng của tất cả các cấp, Bộ ban ngành, các địa phương.
“Thực hiện quyết định này của Chính phủ thì dường như mỗi nơi làm một cách. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm xử lý vấn đề này”, vị đại biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất.
Ông Nhã cũng băn khoăn nêu thực tế: “Vấn đề nộp lại quà tặng vào ngân sách nhà nước. Nếu cán bộ công chức được nhận món quà hơn 500.000 đồng thì phải nộp lại ngân sách nhà nước. Tôi tò mò hỏi từ 2007 đến nay ngân sách nhà nước thu được bao nhiêu thì không ai trả lời. Cử tri cho rằng không ai trả lại, không ai nộp lại quà tặng. Vì những món quà trên 500.000 đồng rất nhiều, thì bây giờ tính sao?”
Cả nước có 139.000 đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, tức là có 139.000 người đứng đầu và có cả cấp phó. Nếu trong một năm, cấp trưởng nộp lại 10 triệu đồng, cấp phó nộp lại 5 triệu đồng thì tính sơ sơ có khoảng 4.000 tỷ đồng. Đây là một khoản khá lớn, đáng lưu tâm.
“Đề nghị phải tổng kết lại quyết định 64 của Chính phủ. Đề nghị trên cơ sở quyết định 64 phải ban hành lại nghị định thống nhất về vấn đề tặng thưởng, tặng quà, nộp lại quà biếu để quản lý thống nhất”, đại biểu Nhã đề xuất.
Để giải quyết các vấn đề sai phạm trong thu chi ngân sách, đại biểu Võ Thị Dung đề nghị, Quốc hội cần xem xét để có chế tài xử lý nghiêm minh, mạnh mẽ hơn nữa với những vi phạm thu chi ngân sách.
Đặc biệt trong tình hình đất nước khó khăn, tình hình phức tạp trên biển Đông, đòi hỏi thắt lưng buộc bụng, cần phải chắt chiu để giữ gìn chủ quyền đất nước. Vì vậy, cần xem xét điều chỉnh nguồn thu 2014 hợp lý để đầu tư hỗ trợ cho ngư dân, chiến lược phát triển biển để tăng tiềm lực bảo vệ chủ quyền, phát triển đất nước.
“Đề nghị Quốc hội khi thông qua chi tiêu ngân sách 2012 với những khoản chi vi phạm phải xem xét kỹ. Ngoài việc điều chỉnh chính sách phù hợp thì Quốc hội, Chính phủ phải có chủ trương tăng cường thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí. Từ đó tạo ra sự đồng thuận cao hơn trong nhân dân”, đại biểu Võ Thị Dung kiến nghị.
Phạm Thịnh
>> ĐỌC TIẾP... Mua mới 1.700 xe công
Chiều 29/5, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012 với nhiều nội dung quan trọng.
Nói về những bất cập trong thu chi ngân sách năm 2012, đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) cho rằng nguồn thu không ổn định. Cơ cấu các nguồn thu thì thu chủ yếu là do dầu thô, đất đai là chủ yếu. Bên cạnh đó, nguồn thu từ phạt vi phạm hành chính cũng lên tới gần 9.000 tỷ đồng. Bên cạnh cơ cấu nguồn thu chưa bền vững còn nhiều yếu tố thất thu thuế, nợ đọng thuế chưa được khắc phục, giải quyết tận gốc.
“Tôi không biết đến bao giờ chính phủ khác phục được tình trạng này?”, đại biểu Võ Thị Dung băn khoăn đặt câu hỏi.
Việc mua mới hàng nghìn xe công và việc sử dụng xe công không đúng mục đích được nhiều đại biểu đặt vấn đề (Ảnh: Tuổi Trẻ) |
Bên cạnh đó, vị đại biểu này cũng cho rằng việc chi ngân sách 2012 cũng còn nhiều vi phạm. Vì vậy, vấn đề chi cần phải xiết chặt kỷ luật. Hiện nay có hai nội dung đề nghị Chính phủ phải xem xét, làm rõ.
Đại biểu Võ Thị Dung nêu vấn đề: “Năm 2012, chúng ta còn nhiều khó khăn, Chính phủ cũng chỉ đạo thắt chặt chi tiêu công nhưng đã mua mới 1.700 ô tô, trị giá mỗi xe hàng tỷ đồng. Đề nghị làm rõ việc mua sắm xe công như thế có vi phạm chi ngân sách hay không, nếu có ai chịu trách nhiệm? Quốc hội có xem xét quyết toán những khoản như thế nếu xác định có vi phạm hay không?”.
Đại biểu Võ Thị Dung |
Cũng có quan điểm này, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng “năm nào cũng lặp lại bài ca xe công. Nếu không đổi mới cách làm thì vẫn thế thôi”.
Ông Nam cũng đưa ra thực tế hiện nay, ở một số địa phương, Bí thư huyện ủy gọi xe công đến nhà đón trong các trường hợp trời mưa gió. Tuy là một vấn đề không lớn nhưng lại không đúng chế độ.
Vị đại biểu này cho rằng cần phải nhìn từ thực tế, nếu những quy đinh không còn phù hợp thì cần phải sửa. Nếu thay đổi cơ chế quản lý phù hợp thì các đại biểu Quốc hội cũng ủng hộ.
Vì vậy, đại biểu Lê Nam cho rằng đã tới lúc cần phải làm rõ ràng các quy định này cho phù hợp với thực tế và không phải “năm nào cũng nói về xe công và cử tri lại không thấy có sự thay đổi”.
Quà biếu và 4.000 tỷ đồng
Cũng nói về việc thu chi ngân sách, đại biểu Trần Đình Nhã (Thừa Thiên Huế) nêu ra một vấn đề rất thú vị.
Ông Nhã cho biết vấn đề quà biếu được sử dụng trong luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và luật chống tham nhũng. Tuy nhiên, về vấn đề này hai luật cũng quy định rất chung chung.
Đại biểu Trần Đình Nhã |
Vị đại biểu này cũng đã tìm thấy vấn đề quy định quà biếu trong quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/5/2007 “ban hành quy chế về tặng quà, nhận quà, nộp lại quà của cơ quan tổ chức đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước".
“Hiện nay, tình trạng tặng quà từ ngân sách nhà nước rất lộn xộn, không kiểm soát được. Ai biết hàng năm chúng ta chi ra bao nhiều nghìn tỷ cho vấn đề này. Tôi có hỏi Bộ Tài chính nhưng bộ này không nắm được”, đại biểu Trần Đình Nhã đặt vấn đề.
Vị đại biểu này cũng thông tin mặc dù Bộ Tài chính không thông báo lại kết quả nhưng ông Nhã ước đoán cũng phải hàng nghìn tỷ đồng chi cho quà tặng của tất cả các cấp, Bộ ban ngành, các địa phương.
“Thực hiện quyết định này của Chính phủ thì dường như mỗi nơi làm một cách. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm xử lý vấn đề này”, vị đại biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất.
Ông Nhã cũng băn khoăn nêu thực tế: “Vấn đề nộp lại quà tặng vào ngân sách nhà nước. Nếu cán bộ công chức được nhận món quà hơn 500.000 đồng thì phải nộp lại ngân sách nhà nước. Tôi tò mò hỏi từ 2007 đến nay ngân sách nhà nước thu được bao nhiêu thì không ai trả lời. Cử tri cho rằng không ai trả lại, không ai nộp lại quà tặng. Vì những món quà trên 500.000 đồng rất nhiều, thì bây giờ tính sao?”
|
“Đề nghị phải tổng kết lại quyết định 64 của Chính phủ. Đề nghị trên cơ sở quyết định 64 phải ban hành lại nghị định thống nhất về vấn đề tặng thưởng, tặng quà, nộp lại quà biếu để quản lý thống nhất”, đại biểu Nhã đề xuất.
Để giải quyết các vấn đề sai phạm trong thu chi ngân sách, đại biểu Võ Thị Dung đề nghị, Quốc hội cần xem xét để có chế tài xử lý nghiêm minh, mạnh mẽ hơn nữa với những vi phạm thu chi ngân sách.
Đặc biệt trong tình hình đất nước khó khăn, tình hình phức tạp trên biển Đông, đòi hỏi thắt lưng buộc bụng, cần phải chắt chiu để giữ gìn chủ quyền đất nước. Vì vậy, cần xem xét điều chỉnh nguồn thu 2014 hợp lý để đầu tư hỗ trợ cho ngư dân, chiến lược phát triển biển để tăng tiềm lực bảo vệ chủ quyền, phát triển đất nước.
“Đề nghị Quốc hội khi thông qua chi tiêu ngân sách 2012 với những khoản chi vi phạm phải xem xét kỹ. Ngoài việc điều chỉnh chính sách phù hợp thì Quốc hội, Chính phủ phải có chủ trương tăng cường thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí. Từ đó tạo ra sự đồng thuận cao hơn trong nhân dân”, đại biểu Võ Thị Dung kiến nghị.
Phạm Thịnh
Bình luận