Ngày 3/3 âm lịch, tại Hoàng thành Thăng Long (HàNội) đã diễn ra lễ dâng hương tưởngniệm 986 năm ngày mất vua Lý Thái Tổ. Lãnh đạo TP Hà Nội, các quận huyện, cơ quan ban ngành Hà Nội và đông đảo người dân đã đến dâng hương tưởng nhớ.
Theo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội, Lý Thái Tổ (974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đờinăm 1028.
Theo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội, Lý Thái Tổ (974 – 1028) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đờinăm 1028.
Tượng đài Vua Lý Thái Tổ giữa trung tâm Hà Nội. |
Vua có tên húy là Lý Công Uẩn, sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (8/3/974) tại hương Diên Uẩn, Châu Cổ Pháp (nay là Từ Sơn – Bắc Ninh). Ông vốn là người con tinh thần của Phật giáo.
Lúc mới 3 tuổi được mẹ là bà Phạm Thị bế đến chùa Lục Tổ nhờ nhà sư Lý Khánh Văn nuôi dạy. Sau đó ông được cha nuôi gửi cho một người bạn là thiền sư Vạn Hạnh dạy dỗ. Nhà sư Vạn Hạnh sớm nhận thấy “đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”.
Lúc mới 3 tuổi được mẹ là bà Phạm Thị bế đến chùa Lục Tổ nhờ nhà sư Lý Khánh Văn nuôi dạy. Sau đó ông được cha nuôi gửi cho một người bạn là thiền sư Vạn Hạnh dạy dỗ. Nhà sư Vạn Hạnh sớm nhận thấy “đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”.
Được sự giúp đỡ của thiền sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn được vua Lê Đại Hành tin dùng và đưa lên các chức vụ quan trọng trong triều đình Hoa Lư. Năm 1005, ông được giữ chức Điện tiền quân đời Lê Trung Tông và sau được thăng lên Tứ sương quân Phó chỉ huy sứ, rồi Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ đời Lê Ngọa Triều (1005 – 1009).
Ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu ( 21/11/1009) tại Kinh đô Hoa Lư, Lý Công Uẩn được triều thần suy tôn lên ngôi vua, lập ra Vương triều Lý.
Sau khi lên ngôi, nhà vua quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Chiếu dời đô có đoạn viết “…Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế nhìn sông dựa núi. Vùng này mặt đất rộng mà bằng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời…”
Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Mùa thu, tháng 7, vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là thành Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiệnra ở thuyền ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long”.
Quyết định dời đô vàtạo dựng kinh đô mới ở Thăng Long là sự kiện trọng đại, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của vương triều Lý và quốc gia Đại Việt.
Nước Đại Việt thời Lý nhanh chóng trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất và cường thịnh ở Đông Nam Á, trong đó Thăng Long là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất của đất nước, nơi hội tụ và kết tinh văn hóa dân tộc.
Ngô Sĩ Liên, nhà sử học thời Lê đánh giá rằng Lý Thái Tổ “ nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đô yên nước, lòng nhân thương dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là mưu lược của bậc đế vương” ( Đại Việt sử ký toàn thư).
Năm Mậu Thìn 1028 (Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe nhà vua không được tốt. Vua băng ở điện Long An vào ngày Mậu Tuất, tháng 3, (tức ngày 31 tháng 3 năm 1028), ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 55 tuổi. Nhà vua được táng ở Thọ Lăng, Thiên Đức phủ, miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ Hoàng đế.
Lễ dâng hương tưởng niệm ngày mất của vua hằng năm được Ban quản lý Khu di tích Hoàng thành Thăng Long chuẩn bị chu đáo và diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính.
Ngọc Hà
Bình luận