(VTC News) – Động thái liên tục đẩy mạnh huy động tiền gửi mới trả lãi tiền gửi cũ của nhiều ngân hàng khiến nguy cơ phá sản của ngân hàng đang cận kề.
Ngân hàng “đua” lãi suất
Từ tháng 1/2016, một số ngân hàng âm thầm tăng lãi suất. Tới cuối tháng 2, cuộc đua tăng lãi suất trở nên nóng hơn với sự tham gia của nhiều đơn vị khác. Hiện tại, mức lãi cao nhất trên thị trường là 8%/năm được áp dụng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần.
Eximbank hiện là một trong số những ngân hàng dẫn đầu thị trường với lãi suất 8%/năm. Từ 24/2, Eximbank áp dụng biểu lãi suất mới. Theo đó, mức lãi cao nhất 8%/năm nhưng chỉ áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng và có số tiền gửi trên 10 tỷ đồng. Còn với khách thông thường, mức ưu đãi cao nhất chỉ là 7,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng.
“Cuộc đua” lãi suất đang ngày càng nóng lên khi nhiều ngân hàng không công khai lãi suất dài hạn với những khoản tiền lớn. Mức lãi suất này được “chốt” dựa trên thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Lý giải cho việc các ngân hàng tăng lãi suất, TS ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết Thông tư sửa đổi có thể được ban hành đã tác động đến động thái của ngân hàng. Thông tư mới yêu cầu các ngân hàng giảm tỷ lệ sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Tỷ lệ này dự kiến giảm từ 60% xuống 40%.
Chính vì vậy, trước khi khi Thông tư được đưa ra, thay vì huy động tiền gửi tiết kiệm của người dân ở các kỳ hạn ngắn, các ngân hàng cố gắng huy động trung dài hạn. Trong đó, các kỳ hạn từ 12 tháng tới 24 tháng được ưu tiên.
Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất dựa trên kỳ vọng lạm phát. Năm 2015, lạm phát đứng ở mức thấp. Năm nay, lạm phát dự báo có thể tăng 3-5% nên người gửi thấy rằng khi lạm phát tăng, họ cần có được lãi suất cao.
Nguyên nhân thứ 3 cần phải nhắc tới là trái phiếu Chính phủ có lãi suất khá cao, từ 5-6%/năm. Trái phiếu Chính phủ không có rủi ro mà lãi suất cao như vậy nên khi gửi tiền vào ngân hàng với rủi ro cao hơn, người gửi không thể chấp nhận mức lãi suất thấp hơn.
Thêm một lý do nữa là hiện tại các ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động tín dụng. Năm ngoái, tăng trưởng tín dụng đạt trên 18%/năm. Năm nay, muốn đẩy mạnh tín dụng đồng nghĩa với việc đẩy mạnh huy động vốn. Muốn huy động vốn tốt, các ngân hàng đang tăng lãi suất cho tất cả các kỳ hạn dù tốc độ tăng không mạnh.
Huy động tiền gửi mới trả lãi tiền gửi cũ, nguy cơ phá sản cận kề
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng tham gia “cuộc đua” lãi suất đã được hé lộ trong Hội thảo công bố Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2015 diễn ra sáng 14/3 do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tổ chức.
Tại Hội thảo TS. Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright bày tỏ ý kiến lo ngại về tình trạng nhiều ngân hàng đang phải huy động tiền gửi mới để lấy tiền trả lãi cho khoản tiền gửi cũ.
TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá đây là lo ngại có cơ sở. Theo TS Hiếu, tại thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ các ngân hàng dùng tiền huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn là 31%. Điều đó có nghĩa trong 100 đồng tiền gửi ngắn hạn của người dân, ngân hàng dành 31 đồng cho vay dài hạn.
Nguy cơ phổ biến nhất có thể xảy ra chính là tới khi đáo hạn các khoản vay ngắn hạn, người dân đến ngân hàng rút tiền nhưng ngân hàng chưa nhận được các khoản thanh toán từ vay dài hạn. Nếu nhiều người đến rút tiền cùng lúc, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất thanh khoản.
Để giải quyết tình trạng mất thanh khoản, ngân hàng hoặc huy động với lãi suất cao từ dân chúng hoặc vay ở thị trường liên ngân hàng và vay trên thị trường tài chính. Nếu tất cả các biện pháp này không phát huy tác dụng, ngân hàng có thể phá sản.
Một ngân hàng phá sản sẽ tác động đến cả hệ thống ngân hàng. Kết quả tồi tệ nhất chính là khủng hoảng tài chính. Vì vậy, TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá động thái ngân hàng huy động tiền gửi mới trả lãi tiền gửi cũ là rất nguy hiểm.
Bảo Linh
Ngân hàng “đua” lãi suất
Từ tháng 1/2016, một số ngân hàng âm thầm tăng lãi suất. Tới cuối tháng 2, cuộc đua tăng lãi suất trở nên nóng hơn với sự tham gia của nhiều đơn vị khác. Hiện tại, mức lãi cao nhất trên thị trường là 8%/năm được áp dụng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần.
Eximbank hiện là một trong số những ngân hàng dẫn đầu thị trường với lãi suất 8%/năm. Từ 24/2, Eximbank áp dụng biểu lãi suất mới. Theo đó, mức lãi cao nhất 8%/năm nhưng chỉ áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng và có số tiền gửi trên 10 tỷ đồng. Còn với khách thông thường, mức ưu đãi cao nhất chỉ là 7,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng.
Ảnh minh họa |
Lý giải cho việc các ngân hàng tăng lãi suất, TS ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết Thông tư sửa đổi có thể được ban hành đã tác động đến động thái của ngân hàng. Thông tư mới yêu cầu các ngân hàng giảm tỷ lệ sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Tỷ lệ này dự kiến giảm từ 60% xuống 40%.
Chính vì vậy, trước khi khi Thông tư được đưa ra, thay vì huy động tiền gửi tiết kiệm của người dân ở các kỳ hạn ngắn, các ngân hàng cố gắng huy động trung dài hạn. Trong đó, các kỳ hạn từ 12 tháng tới 24 tháng được ưu tiên.
Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất dựa trên kỳ vọng lạm phát. Năm 2015, lạm phát đứng ở mức thấp. Năm nay, lạm phát dự báo có thể tăng 3-5% nên người gửi thấy rằng khi lạm phát tăng, họ cần có được lãi suất cao.
Nguyên nhân thứ 3 cần phải nhắc tới là trái phiếu Chính phủ có lãi suất khá cao, từ 5-6%/năm. Trái phiếu Chính phủ không có rủi ro mà lãi suất cao như vậy nên khi gửi tiền vào ngân hàng với rủi ro cao hơn, người gửi không thể chấp nhận mức lãi suất thấp hơn.
Thêm một lý do nữa là hiện tại các ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động tín dụng. Năm ngoái, tăng trưởng tín dụng đạt trên 18%/năm. Năm nay, muốn đẩy mạnh tín dụng đồng nghĩa với việc đẩy mạnh huy động vốn. Muốn huy động vốn tốt, các ngân hàng đang tăng lãi suất cho tất cả các kỳ hạn dù tốc độ tăng không mạnh.
Huy động tiền gửi mới trả lãi tiền gửi cũ, nguy cơ phá sản cận kề
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng tham gia “cuộc đua” lãi suất đã được hé lộ trong Hội thảo công bố Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2015 diễn ra sáng 14/3 do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tổ chức.
Tại Hội thảo TS. Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright bày tỏ ý kiến lo ngại về tình trạng nhiều ngân hàng đang phải huy động tiền gửi mới để lấy tiền trả lãi cho khoản tiền gửi cũ.
TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá đây là lo ngại có cơ sở. Theo TS Hiếu, tại thời điểm cuối năm 2015, tỷ lệ các ngân hàng dùng tiền huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn là 31%. Điều đó có nghĩa trong 100 đồng tiền gửi ngắn hạn của người dân, ngân hàng dành 31 đồng cho vay dài hạn.
Nguy cơ phổ biến nhất có thể xảy ra chính là tới khi đáo hạn các khoản vay ngắn hạn, người dân đến ngân hàng rút tiền nhưng ngân hàng chưa nhận được các khoản thanh toán từ vay dài hạn. Nếu nhiều người đến rút tiền cùng lúc, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất thanh khoản.
Để giải quyết tình trạng mất thanh khoản, ngân hàng hoặc huy động với lãi suất cao từ dân chúng hoặc vay ở thị trường liên ngân hàng và vay trên thị trường tài chính. Nếu tất cả các biện pháp này không phát huy tác dụng, ngân hàng có thể phá sản.
Một ngân hàng phá sản sẽ tác động đến cả hệ thống ngân hàng. Kết quả tồi tệ nhất chính là khủng hoảng tài chính. Vì vậy, TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá động thái ngân hàng huy động tiền gửi mới trả lãi tiền gửi cũ là rất nguy hiểm.
Bảo Linh
Bình luận