(VTC News) - Nga sẽ thành lập tổng công ty tên lửa vũ trụ để tăng cường sức mạnh cho ngành công nghiệp không gian đang gặp nhiều khó khăn của nước này.
Cũng theo thông báo của ông Rogozin, sau khi thành lập Tổng Công ty Tên lửa Vũ trụ, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) tiếp tục duy trì các viện chuyên ngành và các tổ chức hạ tầng không gian trên mặt đất.
Báo cáo kiểm toán tháng 7 đã chỉ ra, cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) đã hoạt động kém hiệu quả và gặp nhiều khó khăn do công tác quản lý yếu kém và lạm dụng quỹ.
Theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti, Chính phủ Nga tuyên bố sẽ tập trung cải tổ ngành công nghiệp không gian theo một kế hoạch của Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin.
Ông Rogozin nói, ngành công nghiệp vũ trụ của Nga cần giảm bớt sự phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu, đặc biệt là các sản phẩm vệ tinh, nên tập trung vào sản phẩm nội địa. Kế hoạch này được cho là sẽ kết hợp tốt giữa khả năng dân sự và quốc phòng.
Nga sắp thành lập tổng công ty tên lửa vũ trụ |
Báo cáo kiểm toán tháng 7 đã chỉ ra, cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) đã hoạt động kém hiệu quả và gặp nhiều khó khăn do công tác quản lý yếu kém và lạm dụng quỹ.
Trong ba năm từ 2010 tới 2012, Roscosmos chỉ cung cấp 47% số lượng vệ tinh mà ngành công nghiệp vũ trụ của đất nước yêu cầu.
Thời gian gần đây, chương trình không gian của Nga gặp phải nhiều thất bại, trong đó có việc để mất những vệ tinh đắt tiền và một tàu tiếp tế không người lái cho Trạm Không gian Quốc tế (ISS).
Đặc biệt là hai sự cố gần như liên tiếp của tên lửa Pronton M trong hai tháng 12/2010 và tháng 7/2013, tên lửa này đã đi chệch quỹ đạo sau khi rời bệ phóng, nổ tung và làm mất ba vệ tinh mang theo.
Tháng 8 vừa qua, chính Thủ tướng Nga Medvedev đã lên tiếng khiển trách cơ quan vũ trụ của nước này. Tuy nhiên, phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cho rằng chuyện này không liên quan đến sự cố của tên lửa Proton M.
Tên lửa Proton M hai lần gặp sự cố |
Đặc biệt là hai sự cố gần như liên tiếp của tên lửa Pronton M trong hai tháng 12/2010 và tháng 7/2013, tên lửa này đã đi chệch quỹ đạo sau khi rời bệ phóng, nổ tung và làm mất ba vệ tinh mang theo.
Tháng 8 vừa qua, chính Thủ tướng Nga Medvedev đã lên tiếng khiển trách cơ quan vũ trụ của nước này. Tuy nhiên, phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cho rằng chuyện này không liên quan đến sự cố của tên lửa Proton M.
Hoàng Nhi
Bình luận