Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia nói: "Việc áp dụng nghị quyết bừa bãi ngăn chặn nhiều điều xảy ra ở Triều Tiên. Các tổ chức của Liên Hợp Quốc gặp khó khăn khi làm việc và chúng tôi muốn được miễn trừ".
Mỹ từ chối yêu cầu của Nga, nhưng đạt được thỏa thuận yêu cầu các quan chức Liên Hợp Quốc tóm tắt với ủy ban trừng phạt về tình hình nhân đạo cứ sau sáu tháng một lần.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng đề xuất rằng ủy ban trừng phạt cần "tìm hiểu các bước bổ sung" để hợp lý hóa các yêu cầu miễn trừ và giúp các nhóm viện trợ.
Các nhà ngoại giao phương Tây cáo buộc Nga sử dụng viện trợ nhân đạo như một cái cớ để làm suy yếu các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Triều Tiên, liên quan các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.
Mỹ duy trì quan điểm cho rằng các chính sách của Bình Nhưỡng chịu trách nhiệm cho tình trạng thiếu lương thực và thuốc men - chứ không phải các lệnh trừng phạt. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, khoảng 10,5 triệu người Triều Tiên, tương đương 41% dân số, đang cần viện trợ lương thực.
Cho đến nay, ủy ban trừng phạt đã cấp 18 miễn trừ cho các tổ chức viện trợ làm việc tại Triều Tiên. Các nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc xác định rằng viện trợ nhân đạo không nên bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cứng rắn, nhưng các tổ chức viện trợ cho biết họ đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Các hạn chế đã khiến việc nhập khẩu nguyên liệu cho các dự án cứu trợ của họ gần như không thể và khiến các ngân hàng "đau đầu", các tổ chức viện trợ của Liên Hợp Quốc cho biết.
Triều Tiên hồi tháng 2 nói với Liên Hợp Quốc rằng họ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực sắp xảy ra do sản lượng cây trồng giảm mạnh dự kiến trong năm nay và yêu cầu giúp đỡ.
Video: Ông Trump thận trọng với báo cáo hạt nhân Triều Tiên
Bình luận