Các quan chức Nga đang nỗ lực đối phó với mối đe dọa từ tổ chức khủng bố IS cả ở bên trong lãnh thổ nước này lẫn dọc theo biên giới phía nam của họ.
Ngay trước vụ thảm sát ở Paris (13/11), các phần tử cực đoan IS phát hành một đoạn video bằng tiếng Nga, trong đó tổ chức này tuyên bố “Chả mấy chốc nữa, sẽ có một biển máu”.
Các quan chức Nga đang nỗ lực đối phó với mối đe dọa từ tổ chức khủng bố IS cả ở bên trong lãnh thổ nước này lẫn dọc theo biên giới phía nam của họ.
Người Nga tưởng nhớ các hành khách thiệt mạng trong vụ máy bay chở khách của Nga rơi ở Ai Cập vào tháng 10 |
Ngay trước vụ thảm sát ở Paris (13/11), các phần tử cực đoan IS phát hành một đoạn video bằng tiếng Nga, trong đó tổ chức này tuyên bố “Chả mấy chốc nữa, sẽ có một biển máu”.
Trong một tiểu luận xuất bản trên website của trung tâm này, Malashenko viết rằng những người Nga Hồi giáo này có thể thù ghét chủ nghĩa khủng bố nhưng họ lại đang tìm kiếm một hình thức chính quyền lấy người Hồi giáo làm trung tâm.
“Đó là một ý tưởng hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh kinh tế Nga gặp khó khăn lớn, xã hội vẫn còn tham nhũng và nhiều bất bình đẳng”, Malashenko viết.
Phó Giám đốc thứ nhất Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Sergei Smirnov nói với Interfax rằng kể từ ngày 18/9, có khoảng 2.400 người Nga chiến đấu cho tổ chức khủng bố IS. Gần 3.000 công dân các nước Trung Á cũng đang tham gia vào tổ chức này.
Thề trung thành với IS
Vùng Kavkaz đã từ lâu là một khu vực bất ổn. Nguồn gốc các cuộc nổi loạn ở đây bắt nguồn từ tận thế kỷ 18. Đa số các cuộc xung đột gần đây bùng phát sau khi Chechnya tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Nga vào năm 1991, kéo theo Cuộc chiến Chechnya lần 1 (1994-1996). Sau một khoảng thời gian ngừng bắn, Cuộc chiến Chechnya thứ 2 nổ ra vào năm 1999.
Đầu năm 2000, Nga gần như tàn phá hoàn toàn thủ phủ Grozny của Chechnya và giành lại quyền kiểm soát trực tiếp đối với nước cộng hòa này.
Năm 2009, Nga chính thức kết thúc chiến dịch chống khủng bố của mình ở khu vực này, mặc dù các cuộc nổi loạn cấp thấp vẫn tiếp diễn, đáng kể nhất là ở Chechnya, Ingushetia và Dagestan.
Video: Nga điều phi cơ trút ‘mưa’ tên lửa xuống thành trì IS
Các cuộc tấn công khủng bố trên khắp nước Nga là do các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Bắc Kavkaz thực hiện.
Các vụ tấn công này bao gồm vụ đánh bom chung cư Nga vào năm 1999, vụ khủng hoảng con tin ở nhà hát Matxcơva vào năm 2002, vụ khủng hoảng con tin ở trường học Beslan vào năm 2004, loạt vụ đánh bom hệ thống tàu điện ngầm Matxcơva năm 2010, và vụ đánh bom sân bay quốc tế Domodedovo năm 2011.
Tổng số các nạn nhân từ riêng các cuộc tấn công này đã lên tới 849.
Giới chuyên gia liên hệ các chiến binh Bắc Kavkaz với tổ chức IS. Khoảng một năm trước, các tên khủng bố IS tuyên bố chúng có ý định “giải phóng” Chechnya và vùng Kavkaz để tạo ra một Caliphate Hồi giáo. Bây giờ, theo Goncharov, “ngay cả thủ lĩnh các nhóm nhỏ ở Kavkaz cũng thề trung thành với IS”.
Trong khi đó, lực lượng an ninh Nga đã tạo lập được một hệ thống chống khủng bố trong khu vực này.
Ivan Konovalov, Giám đốc Trung tâm Các vấn đề Chiến lược có trụ sở ở Moscow, chỉ ra rằng ở Dagestan, nơi từng xảy ra nhiều vụ nổ và bắn giết mỗi tháng, thì trong hai năm qua, chưa hề có vụ khủng bố nào.
Vào cuối tháng 11, các cơ quan thực thi luật pháp của Nga đã triệt phá một băng đảng địa phương ở Bắc Kavkaz có quan hệ với Nhà nước Hồi giáo IS.
Chiến dịch đặc nhiệm do các sĩ quan FSB tiến hành vào ngày 22/11 ở nước Cộng hòa Kabardino-Balkar đã vô hiệu hóa số lượng lớn nhất các chiến binh trong các tháng gần đây, tiêu diệt được cả thảy 11 tên.
Băng đảng nói trên đã hỗ trợ người địa phương muốn chiến đấu bên cạnh lực lượng IS đi sang Syria. Chúng cũng bị cáo buộc âm mưu thực hiện các cuộc tấn công khủng bố ở Bắc Kavkaz.
Theo Konovalov, các cơ quan đặc biệt ở Kavkaz và chính quyền các nước cộng hòa có chung mục tiêu lớn là ngăn ngừa các hành vi khủng bố.
Ông Konovalov nói: “IS cũng hiểu rằng nếu chúng thực hiện điều gì đó trên quy mô lớn thì chính quyền khu vực Bắc Kavkaz sẽ lập tức đè bẹp chúng từ nhiều hướng”.
Biên giới phía nam
Theo ông Goncharov, các cơ quan an ninh và lực lượng biên phòng ở các nước như Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan có nhiều điều còn phải nỗ lực nhưng nước Nga không chung biên giới với các nước này.
Nhân viên an ninh Liên bang Nga tham gia vào một chiến dịch tiễu trừ khủng bố vào tháng 11/2015 |
Biên giới dài nhất của Nga là với Kazakhstan - biên giới này được bảo vệ và theo dõi sát sao.
Tương tự, trước khi tới được biên giới phía nam của nước Nga, các chiến binh cực đoan sẽ phải vượt qua nhiều vùng của Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, và Gruzia, theo Alexei Fenenko, cộng tác viên tại Viện An ninh Quốc tế của Học viện Khoa học Nga. “Điều này không hề dễ như nhiều người tưởng”.
Chuyển trọng tâm sang chiêu mộ
Tại cuộc họp của Ủy ban Chống khủng bố Quốc gia (NAC) tổ chức vào giữa tháng 10/2015, Giám đốc FSB Alexander Bortnikov cho rằng các cơ quan tình báo của Nga ngăn chặn thành công 20 tội ác khủng bố ở Nga trong năm nay.
Ông Bortnikov – cũng đứng đầu NAC, nói: “Một trong các ví dụ mới nhất là việc bắt giữ 12 công dân Nga ở Matxcơva vào ngày 11/10 – đây là những thành viên và tòng phạm của tổ chức khủng bố quốc tế IS, chúng đang chuẩn bị một cuộc khủng bố nhằm vào giao thông công cộng”.
Các đại diện của nhóm điều tra trong vụ này cho biết: “Mục đích của âm mưu khủng bố này là gây bất ổn cho nhà chức trách, cũng như ngăn chặn chiến dịch không kích của Nga chống lại quân IS ở Syria”.
Giới quan sát tin rằng từ giờ trở đi, các cơ quan tình báo Nga sẽ hướng nỗ lực của mình vào việc truy tìm các ổ khủng bố và trung tâm huấn luyện khủng bố mà hiện đang bành trướng bên ngoài các khu vực có nguy cơ cao.
Varvara Karaulova - một sinh viên tại một trong các trường đại học danh tiếng ở Moscow, vừa bị kết tội cố gắng gia nhập IS.
Đây là một ví dụ tiêu biểu về sức ảnh hưởng xa rộng của các phần tử cực đoan không chỉ ở vùng Kavkaz bất ổn mà còn cả ở khu vực Moscow ổn định với kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, theo Mikhail Alexandrov thuộc Trung tâm Phân tích Chính trị-Quân sự của Viện Quan hệ Quốc tế Moscow, sinh viên Karaulova này có liên kết với các cơ cấu tuyển mộ Hồi giáo cực đoan mà lẽ ra các cơ quan tình báo phải biết được.
Mối đe dọa chính của Nga nằm bên ngoài lãnh thổ nước này?
Không phải ngẫu nhiên mà IS lựa chọn tấn công Nga ở bên ngoài lãnh thổ nước này, chẳng hạn bằng cách làm rơi một chiếc phi cơ Nga ở Ai Cập.
Bên trong lãnh thổ rộng lớn của nước Nga, các phần tử Hồi giáo nói chung không có cơ sở vững chắc. Chúng ý thức rõ, người Nga sẽ huy động tất cả lực lượng của mình để chống lại bất cứ cuộc tấn công nào ở bên trong đất nước của mình.
Trong khi đó, Alexei Fenenko cho rằng mối đe dọa chính từ IS gắn với khả năng gây bất ổn Thổ Nhĩ Kỳ - nếu điều này xảy ra sẽ kéo theo bất ổn cho toàn khu vực Kavkaz và tăng cường sức mạnh IS ở Afghanistan.
Nguồn: VOV
Bình luận