National Interest giả định, năm 2020, Trung Quốc đóng thêm được 1 tàu sân bay nữa và có những bước tiến trong việc duy trì hoạt động một nhóm tàu sân bay để có thể hoạt động ở các vùng biển xa.
Đối đầu trên không
Tạp chí này cho rằng, thời điểm đó, cũng như hiện nay, sức mạnh diệt tàu sân bay của Mỹ vẫn tập trung vào các máy bay đánh biển.
Các tàu sân bay lớn nhất của Mỹ có thể mang được 85 chiến thuật, trong khi đó, tàu sân bay Trung Quốc được cho là mang khoảng 50 máy bay, bao gồm cánh cố định và trực thăng. Điều đó cho thấy, khả năng hỗ trợ trên không của Mỹ sẽ lớn hơn đối phương rõ rệt.
Ngoài ra, do tàu Liêu Ninh và các tàu sân bay sau này của Trung Quốc - nhiều khả năng được đóng giống nó - sử dụng sàn cất cánh uốn cong sẽ tạo ra giới hạn về trọng lượng, bao gồm cả vũ khí và nhiên liệu cho các máy bay trên đó.
Trong khi đó, các tàu sân bay Mỹ sử dụng sàn cất cánh phẳng và hệ thống hỗ trợ phóng mạnh mẽ bằng động cơ điện từ giúp các máy bay mang được tải trọng lớn hơn khi ra trận.
Video: Sức mạnh tên lửa diệt dạm Harpoon của Mỹ
Các máy bay đánh biển của Mỹ khi đó sẽ trang bị được nhiều vũ khí hạng nặng hơn, mang được nhiều nhiên liệu để có tầm chiến đấu xa hơn và thời gian chiến đấu lâu hơn.
Ví dụ, các chiến cơ F-18E/F Super Hornet có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách đến 400 hải lý, chưa kể đến tầm bắn 'khủng' của các vũ khí nó mang theo.
Mặc dù Trung Quốc quảng cáo, các chiến cơ đánh biển J-15 của họ cũng vươn được đến khoảng cách này, nhưng theo National Interest lợi thế về số lượng lúc này sẽ phát huy và nếu xảy ra không chiến giữa các máy bay đánh biển, Hải quân Mỹ sẽ chiến thắng.
Video: Chiến cơ đánh biển F-18E/F Super Hornet của Mỹ
Vũ khí diệt hạm
Đến năm 2020, các vũ khí chống hạm của Mỹ sẽ ngày càng hiện đại và được hoàn thiện. Hiện nay, tên lửa chống hạm chủ yếu được trang bị trong Hải quân Mỹ là Harpoon 'già cỗi', được phát triển từ những năm 1970 với phạm vi tấn công gần 100 km.
Harpoon bị đánh giá là yếu thế hơn so với tên lửa hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc hiện nay là YJ-18, được cho là có tầm tấn công lên đến 450 km.
Hiện nay, các nhà sản xuất vũ khí Mỹ đang nỗ lực hết mình để cải thiện sự thiết hụt này, trong đó, Boeing, hãng sản xuất Harpoon đang tìm cách tăng gấp đôi tầm xa của tên lửa này.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc còn mới chuyển đổi một số tên lửa đất đối không SM-6 sang nhiệm vụ diệt hạm với tầm bắn nâng từ 2-3 lần so với khi bắn từ đất liền sẽ trở thành mối đe dọa với tác tàu nổi và mục tiêu mặt đất.
Chưa kể đến, Hải quân Mỹ đang nghiên cứu để chuyển đổi tên lửa hành trình Tomahawk sang phiên bản chống hạm với tầm tấn công rất xa, tăng cường khả năng chiến đấu cho các chiến cơ đánh biển của mình.
Theo National Interest, khi xảy ra đối đầu trên biển, Hải quân Mỹ không chỉ sử dụng đơn thuần các tên lửa diệt hạm, họ còn có không quân hải quân và lực lượng tàu ngầm hùng mạnh hỗ trợ.
Với kinh nghiệm hoạt động ở các vùng biển xa dày dạn, Hải quân Mỹ được cho là sẽ chiếm ưu thế so với Trung Quốc nếu xảy ra xung đột ở trung tâm Thái Bình Dương.
Vì vậy, tạp chí này cho rằng, trong tương lai gần, các chiến hạm của Trung Quốc, kể cả tàu sân bay cũng chỉ hoạt động ở phạm vi gần bờ, nơi có sự hỗ trợ từ các hệ thống tên lửa chống hạm đặt ở bờ biển nếu xảy ra xung đột với các đối thủ mạnh hơn.
Bình luận