Theo USA Today, các nhân viên chính phủ có thể sẽ bị buộc tôi nếu tiết lộ thông tin mật mà chưa được cho phép. Nhưng Tổng thống Mỹ lại có quyền đơn phương tiết lộ bất cứ tài liệu nào, kể cả là những thông tin tối mật mà không phải thông qua quá trình xét duyệt chính thức nào.
Tuy nhiên, nếu ông Trump thực sự đã chia sẻ những thông tin nhạy cảm về về chiến dịch chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong cuộc gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak vào cuối tuần trước như những gì Washington Post đưa tin, sẽ có những hệ lụy khó lường kéo theo.
Nghiệm trọng nhất, theo Mark Zaid, luật sư chuyên về các vấn đề an ninh quốc gia là viễn cảnh các nước đồng minh sẽ mất niềm tin vào khả năng giữ bí mật của Washington, dẫn đến việc hạn chế hoặc thậm chí dừng chia sẻ các thông tin có giá trị với Mỹ.
Video: Tổng thống Trump sẽ tới Việt Nam vào tháng 11
Theo Washington Post, trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga, ông Trump đã chia sẻ thông tin được một đối tác của Mỹ cung cấp theo các điều khoản của thỏa thuận chia sẻ thông tin.
Zaid cho rằng mặc dù vị phạm các thỏa thuận chia sẻ thông tin không cấu thành tội, nhưng chúng có thể khiến các quốc gia khác đơn phương đưa ra các biện pháp trừng phạt trong đó có việc hủy bỏ hoàn toàn thỏa thuận chia sẻ thông tin.
Do đó, hành động này của ông Trump có thể sẽ khiến Mỹ mất đi nguồn tin cung cấp cho Washington về một âm mưu chống khủng bố hoặc các cuộc tấn công mạng nguy hiểm.
Trong khi đó, Michael McFaul, cựu đại sứ Mỹ tại Nga khẳng định, Tổng thống Mỹ có quyền giải mật thông tin do cấp dưới cung cấp, nhưng không có thẩm quyền đơn phương giải mật các thông tin tình báo do các nước khác cung cấp.
Bình luận