Chính phủ Nepal đang bị chỉ trích vì chặn các nỗ lực của tư nhân đưa hàng cứu trợ tới những khu vực hẻo lánh và cản trở hàng cứu trợ vào nước này.
Bộ trưởng Tài chính Nepal Suman Prasad Sharma hôm qua phủ nhận cáo buộc từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) và quan chức quốc tế cấp cao cho rằng Kathmandu đang đánh thuế nhập khẩu lên hàng cứu trợ hoặc chặn các lô hàng, Guardian cho biết.
Truyền thông Nepal trước đó đưa tin hàng trăm tấn vật tư thiết yếu đã bị chặn ở biên giới với Ấn Độ. Một bản tin dẫn lời một quan chức hải quan địa phương nói ông không nhận lệnh nhập hàng cứu trợ chưa đánh thuế.
Nepal hôm 1/5 chỉ miễn thuế nhập khẩu với lều và bạt, khiến đại diện Liên Hợp Quốc Jamie McGoldrick phải cảnh báo chính phủ nước này, yêu cầu nới lỏng hạn chế hải quan để giải quyết dòng hàng cứu trợ đang ngày càng tăng. "Họ không nên sử dụng thủ tục hải quan như trong thời bình", ông nói.
Trong khi đó, ông Sharma nói những cáo buộc trên là không có cơ sở. "Chúng tôi không gửi trả lại thứ gì và không mặt hàng nào có nghĩa vụ phải nộp tiền. Những cáo buộc này là hoàn toàn vô trách nhiệm và tôi bác bỏ chúng", Bộ trưởng Sharma nói.
Phi cơ quân sự cùng quân nhân Mỹ tới Kathmandu hôm qua để hỗ trợ hoạt động cứu trợ. Một lượng hàng đang lưu giữ tại sân bay quốc tế Tribhuvan do nút thắt cổ chai trong vấn đề hải quan, Liên Hợp Quốc trong cùng ngày cho biết.
Cảnh sát địa phương còn bị tố chặn các xe tải chở hàng cứu trợ do tư nhân chuyển đến những khu vực bị tàn phá nặng nề sau trận động đất. Họ tiếp cận những ngôi làng hẻo lánh từ đầu tuần, khi những nỗ lực từ quốc tế còn đang gặp khó khăn về hậu cần và vấn đề quan liêu.
"Họ không bị thiệt hại nên không quan tâm. Họ chỉ muốn kiếm tiền cho bản thân mình", Rashmita Shastra, nhân viên y tế tại một ngôi làng ở quận Sindhulpalchowk, cách thủ đô Kathmandu khoảng 80 km, nói. Lô hàng cứu trợ tới đây đã bị nhà chức trách chặn lại với lý do nó là hàng "không chính thức".
Dân làng ở những khu vực có thể tiếp cận cách Kathmandu chỉ gần 50 km nói họ vẫn chưa được liên lạc, Observer đưa tin. Các cá nhân, tổ chức tôn giáo hoặc doanh nghiệp đã trả tiền cho hàng trăm chuyến bay trực thăng và hiện chưa rõ họ có được phép tiếp tục hoạt động hay không.
Nhà chức trách cho biết nỗ lực tư nhân sẽ được cho phép nếu họ hợp tác với chính quyền địa phương.
Theo Liên Hợp Quốc, trận động đất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra hôm 25/4 đã phá hủy hơn 130.000 ngôi nhà và ảnh hưởng tới 8,1 triệu người, tương đương hơn một phần tư dân số Nepal. Nhiều tuyến đường núi vẫn đang bị chia cắt do lở đất, khiến xe tải chở hàng cứu trợ gặp khó khăn nếu muốn lên cao.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ cần thêm trực thăng", Ertharin Cousin, giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thê giới (WFP) Liên Hợp Quốc, nói.
Nguồn: VnExpress
Cậu bé vừa chạy vừa cầm bó rau nhận từ tổ chức cứu trợ địa phương tại một ngôi làng ở Sindhupalchowk, Nepal. Ảnh: Reuters. |
Truyền thông Nepal trước đó đưa tin hàng trăm tấn vật tư thiết yếu đã bị chặn ở biên giới với Ấn Độ. Một bản tin dẫn lời một quan chức hải quan địa phương nói ông không nhận lệnh nhập hàng cứu trợ chưa đánh thuế.
Nepal hôm 1/5 chỉ miễn thuế nhập khẩu với lều và bạt, khiến đại diện Liên Hợp Quốc Jamie McGoldrick phải cảnh báo chính phủ nước này, yêu cầu nới lỏng hạn chế hải quan để giải quyết dòng hàng cứu trợ đang ngày càng tăng. "Họ không nên sử dụng thủ tục hải quan như trong thời bình", ông nói.
Trong khi đó, ông Sharma nói những cáo buộc trên là không có cơ sở. "Chúng tôi không gửi trả lại thứ gì và không mặt hàng nào có nghĩa vụ phải nộp tiền. Những cáo buộc này là hoàn toàn vô trách nhiệm và tôi bác bỏ chúng", Bộ trưởng Sharma nói.
Phi cơ quân sự cùng quân nhân Mỹ tới Kathmandu hôm qua để hỗ trợ hoạt động cứu trợ. Một lượng hàng đang lưu giữ tại sân bay quốc tế Tribhuvan do nút thắt cổ chai trong vấn đề hải quan, Liên Hợp Quốc trong cùng ngày cho biết.
Cảnh sát địa phương còn bị tố chặn các xe tải chở hàng cứu trợ do tư nhân chuyển đến những khu vực bị tàn phá nặng nề sau trận động đất. Họ tiếp cận những ngôi làng hẻo lánh từ đầu tuần, khi những nỗ lực từ quốc tế còn đang gặp khó khăn về hậu cần và vấn đề quan liêu.
"Họ không bị thiệt hại nên không quan tâm. Họ chỉ muốn kiếm tiền cho bản thân mình", Rashmita Shastra, nhân viên y tế tại một ngôi làng ở quận Sindhulpalchowk, cách thủ đô Kathmandu khoảng 80 km, nói. Lô hàng cứu trợ tới đây đã bị nhà chức trách chặn lại với lý do nó là hàng "không chính thức".
Dân làng ở những khu vực có thể tiếp cận cách Kathmandu chỉ gần 50 km nói họ vẫn chưa được liên lạc, Observer đưa tin. Các cá nhân, tổ chức tôn giáo hoặc doanh nghiệp đã trả tiền cho hàng trăm chuyến bay trực thăng và hiện chưa rõ họ có được phép tiếp tục hoạt động hay không.
Nhà chức trách cho biết nỗ lực tư nhân sẽ được cho phép nếu họ hợp tác với chính quyền địa phương.
Theo Liên Hợp Quốc, trận động đất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra hôm 25/4 đã phá hủy hơn 130.000 ngôi nhà và ảnh hưởng tới 8,1 triệu người, tương đương hơn một phần tư dân số Nepal. Nhiều tuyến đường núi vẫn đang bị chia cắt do lở đất, khiến xe tải chở hàng cứu trợ gặp khó khăn nếu muốn lên cao.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ cần thêm trực thăng", Ertharin Cousin, giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thê giới (WFP) Liên Hợp Quốc, nói.
Nguồn: VnExpress
Bình luận