Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - khi bàn về doanh nhân và câu chuyện văn hóa, nhận định: “Chỉ có văn hóa mới giúp con người chạm vào hạnh phúc và những giá trị sống đích thực. Một dân tộc vừa phát triển được kinh tế, vừa đảm bảo và giữ gìn được văn hóa thì tôi cho đấy là một dân tộc hạnh phúc”.
Luận bàn sâu hơn nữa, ông cho rằng, văn hóa lớn nhất của một doanh nhân không đơn thuần là văn hóa ứng xử của một con người cụ thể mà hơn cả, đó là cách họ ứng xử tạo ra môi trường kinh doanh. Con người trở nên sống có ý nghĩa, quyền lực của đồng tiền tìm được giá trị đích thực khi chứa đựng sự tử tế và trữ lượng văn hóa.
“Bộ nhận diện hoàn hảo” của thương hiệu mạnh
Mỗi doanh nhân, với tầm nhìn và chiến lược của mình sẽ xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp chứa đựng những giá trị tư tưởng và quy tắc ứng xử riêng. Đây là nền tảng cốt lõi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và đi đúng định hướng.
Một trong những thành công lớn mà “gã khổng lồ công nghệ” Google tạo dựng được chính là văn hóa doanh nghiệp. Google coi trọng sự đa dạng và bao dung, với mục tiêu tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, công bằng, tôn trọng những khác biệt về chủng tộc, giới tính, tôn giáo và văn hóa.
Chính những giá trị cốt lõi này giúp Google thu hút và giữ chân nhân tài, tạo ra sự đoàn kết trong tổ chức đạt được những dấu ấn như ngày hôm nay.
Thương hiệu nổi tiếng khác ở Châu Á có cú chuyển mình ấn tượng là Samsung. Hơn 20 năm trước, Samsung chỉ là nhà sản xuất các thiết bị điện tử theo yêu cầu. Thế nhưng, giờ đây họ đã trở thành tập đoàn đa quốc gia sở hữu nhiều thương hiệu, công ty con nổi tiếng khắp thế giới. Khi được hỏi về thành công, doanh nghiệp này chia sẻ rằng văn hóa doanh nghiệp của Samsung chính là nền tảng vững chắc đã đưa công ty vươn lên và phát triển ngoạn mục.
Có thể khẳng định, văn hóa doanh nghiệp chính là “bộ nhận diện” hoàn hảo nhất làm nên giá trị của một thương hiệu trên thương trường. Đó chính là sức mạnh nội lực để giúp doanh nghiệp băng qua “vùng nhiễu động” trong một thế giới nhiều biến số như hiện nay.
Chuyển đạo vào đời làm nên văn hoá
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Phật giáo có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nền tư tưởng, văn hóa Việt Nam. Với niềm tự hào và tự tôn dân tộc, Văn Phú - Invest, một trong những chủ đầu tư phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam lựa chọn triết lý đạo Phật để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hiện thực hóa khát vọng xây dựng tầm vóc Việt dựa trên sức mạnh nội sinh là bản sắc văn hóa và con người Việt Nam.
Trong suốt hành trình 20 năm qua, Văn Phú - Invest thu về “trái ngọt” từ định hướng quản trị, tạo động lực bằng tình thương, sự kính trọng và kế thừa, phát huy những giá trị tâm linh, văn hóa giàu truyền thống.
“Nhìn cuộc sống hiện tại biết được quá khứ/ Nhìn việc làm hiện tại biết được tương lai”, dòng chữ xuất hiện ở sảnh chính văn phòng của Văn Phú - Invest như một lời nhắn nhủ soi chiếu vào tâm thức mỗi người, kiên trì thực tập nhìn sâu để sống trọn vẹn với những gì tốt đẹp nhất bên trong con người mình, trí tuệ và tỉnh thức.
Ngay trong chính logo của doanh nghiệp này cũng ẩn chứa nhiều phẩm giá của đạo Phật. Logo có 3 vạch nằm ngang kết với nhau tạo thành hình trái tim, là đại diện cho nhiều yếu tố doanh nghiệp muốn gửi gắm. Một trong số đó là ý nghĩa của ba phẩm chất hay cũng chính là văn hóa của con người nơi đây: “Tâm hy sinh”, “Tâm nhẫn nhục” và “Tâm siêng năng”.
Chiêm nghiệm từ hành trình thiền định để cảm nhận sâu sắc về sự hiện hữu, Chủ tịch Tô Như Toàn của Văn Phú - Invest từng có những buổi đàm thoại về triết lý đạo Phật với cán bộ nhân viên.
Với ông, đạo Phật chính là trí tuệ, tu tập không phải là điều gì quá xa vời mà đó là cách chúng ta suy nghĩ thấu đáo mọi việc, chậm lại một nhịp, kìm cơn nóng giận để có quyết định sáng suốt, lời nói đúng đắn, tránh làm tổn thương người khác và tạo ra một “xã hội” ân cần với nhau hơn.
Lấy “Tâm” và “Trí” là cốt lõi cho sự phát triển, Văn Phú - Invest xây dựng một môi trường nhân văn và tạo điều kiện để CBNV rèn luyện, phát huy tối đa tính sáng tạo, sẵn sàng chấp nhập những điều mới và không ngừng thay đổi, hoàn thiện mỗi ngày.
Bên cạnh công việc với những guồng quay bộn bề, hối hả, người Văn Phú lại đến với những lớp thiền, Buddha yoga... được tổ chức ngoài giờ làm việc, là nơi an trú, vừa giúp họ nâng cao sức khỏe thể chất, vừa tạo ra sức đề kháng cho tinh thần.
Vòng tròn năng lượng, nơi mọi nỗ lực cá nhân được cộng hưởng nhân lên sẽ tạo ra vòng tròn nuôi dưỡng, tạo nên một mã gen đặc biệt mang tên VPI. Người Văn Phú tiếp nhận và thẩm thấu những triết lý tốt đẹp của đạo Phật, tu thân sửa mình qua chính những công việc và môi trường mà họ tiếp xúc mỗi ngày để “Đạo đi vào đời” và “Đời đi vào đạo”.
Họ là lớp người chuyên tâm và giàu lòng nhân ái, biết ứng dụng trí tuệ để kiến tạo nên những sản phẩm có giá trị cho cộng đồng. Từ trong tâm thức, trước khi đặt bút thiết kế một bản vẽ, xây dựng một công trình, họ tìm về với quy luật của sự hòa hợp tự nhiên và hướng thiện.
An lạc, hạnh phúc không ở đâu xa mà nằm ở trong từng phút giây của hiện tại, trong nụ cười mà người VPI dành cho nhau mỗi ngày, trong khát vọng và niềm tin cùng nhau hướng đến kiến tạo cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân ái hơn, hiền hòa hơn. Và mỗi người làm tốt nhất việc của mình, chính là con đường đến Đạo.
Bình luận