(VTC News) - Đại biểu Quốc hội cho rằng không chỉ trong môn Địa lý, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa cần được đưa vào SGK Lịch sử.
Chiều 9/6, trao đổi với VTC News bên hành lang Quốc hội, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho biết sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận về nội dung đổi mới giáo dục.
- Từ 10-12/6, Quốc hội sẽ nghe phần trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ, là một đại biểu, bà quan tâm đến vấn đề nào?
Đất nước muốn phát triển bền vững thì phải bắt đầu từ nguồn lực. Chất lượng nguồn lực lại phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục bên cạnh yếu tố xã hội, gia đình. Giáo dục ở đây phải hiểu là từ mầm non lên tới đại học.
Bây giờ giáo dục phải làm sao để thực hiện được đúng yêu cầu cải cách cơ bản và toàn diện như nghị quyết của Trung ương đã nêu.
Làm thế nào để không lãng phí thời gian, tiền bạc của người dân để đạt được hiệu quả như mong muốn. Tôi cho đây là vấn đề rất quan trọng.
- Trong nội dung về giáo dục, bà quan tâm đến những điều gì?
Vấn đề ở đây là quản lý nhà nước về giáo dục. Bộ GD-ĐT sẽ chọn cái gì làm khâu đột phá. Chọn như thế nào, lộ trình ra sao, không được quá lâu để giải quyết chuyện này. Chứ cứ như tình hình vừa rồi thì rất gay go. Mặc dù Bộ GD-ĐT đã cố gắng nhưng tôi vẫn cảm giác vẫn chưa chọn đúng vấn đề để đột phá.
- Nội dung đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa với con số kinh phí 34.000 tỷ đồng có phải là vấn đề bà quan tâm?
Tôi quan tâm trước hết là vấn đề cải cách hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học. Sau đó mới đến nội dung đổi mới sách giáo khoa.
Vấn đề sách giáo khoa không phải là viết hết bao nhiêu tỷ đồng mà nội dung sách giáo khoa phải lược bỏ tối đa những nội dung không cần thiết. Lược bỏ ở đây không phải là lược bỏ cái khó mà bỏ những cái không cần thiết. Giữ lại những cái cần thiết, thậm chí có thể chỉ bằng một nửa hiện nay.
Đó là những cái tối cần cho sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Đó là cái rất quan trọng. Và chỉ những người có tầm nhìn xa trông rộng mới lựa chọn được chuyện ấy thôi.
- Có ý kiến cho rằng nên đưa vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa. Ý kiến của bà như thế nào?
Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì trong bản đồ Địa lý của Việt Nam đã có rồi. Để dạy các em học sinh hiểu đất nước Việt Nam có những cái gì, đất nước Việt Nam hình dáng thế nào để ngay từ bé các em đã nhập tâm chuyện ấy. Đấy là điều rất cần.
Vấn đề này đối với môn Lịch sử còn quan trọng hơn. Cái yếu của mình trong giai đoạn vừa rồi là việc giảng dạy Lịch sử. Lịch sử Việt Nam thì rất hoành tráng nhưng những người viết Sử và dạy Sử lại không truyền tải được cho các em điều đó. Muốn yêu nước thì trước tiên phải hiểu được lịch sử nước mình.
- Có thông tin trong sách giáo khoa Trung Quốc đưa nội dung cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Vậy quan điểm của bà về vấn đề này thế nào?
Phải nói thẳng điều đó là không được phép. Với tất cả các bằng chứng lịch sử thì Trung Quốc không được làm điều đấy.
Xin cảm ơn bà!
Phạm Thịnh
Chiều 9/6, trao đổi với VTC News bên hành lang Quốc hội, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho biết sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận về nội dung đổi mới giáo dục.
- Từ 10-12/6, Quốc hội sẽ nghe phần trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ, là một đại biểu, bà quan tâm đến vấn đề nào?
Đại biểu Bùi Thị An - Hà Nội |
Bây giờ giáo dục phải làm sao để thực hiện được đúng yêu cầu cải cách cơ bản và toàn diện như nghị quyết của Trung ương đã nêu.
Làm thế nào để không lãng phí thời gian, tiền bạc của người dân để đạt được hiệu quả như mong muốn. Tôi cho đây là vấn đề rất quan trọng.
- Trong nội dung về giáo dục, bà quan tâm đến những điều gì?
Vấn đề ở đây là quản lý nhà nước về giáo dục. Bộ GD-ĐT sẽ chọn cái gì làm khâu đột phá. Chọn như thế nào, lộ trình ra sao, không được quá lâu để giải quyết chuyện này. Chứ cứ như tình hình vừa rồi thì rất gay go. Mặc dù Bộ GD-ĐT đã cố gắng nhưng tôi vẫn cảm giác vẫn chưa chọn đúng vấn đề để đột phá.
- Nội dung đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa với con số kinh phí 34.000 tỷ đồng có phải là vấn đề bà quan tâm?
Tôi quan tâm trước hết là vấn đề cải cách hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học. Sau đó mới đến nội dung đổi mới sách giáo khoa.
Vấn đề sách giáo khoa không phải là viết hết bao nhiêu tỷ đồng mà nội dung sách giáo khoa phải lược bỏ tối đa những nội dung không cần thiết. Lược bỏ ở đây không phải là lược bỏ cái khó mà bỏ những cái không cần thiết. Giữ lại những cái cần thiết, thậm chí có thể chỉ bằng một nửa hiện nay.
Đó là những cái tối cần cho sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Đó là cái rất quan trọng. Và chỉ những người có tầm nhìn xa trông rộng mới lựa chọn được chuyện ấy thôi.
- Có ý kiến cho rằng nên đưa vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa. Ý kiến của bà như thế nào?
|
Vấn đề này đối với môn Lịch sử còn quan trọng hơn. Cái yếu của mình trong giai đoạn vừa rồi là việc giảng dạy Lịch sử. Lịch sử Việt Nam thì rất hoành tráng nhưng những người viết Sử và dạy Sử lại không truyền tải được cho các em điều đó. Muốn yêu nước thì trước tiên phải hiểu được lịch sử nước mình.
- Có thông tin trong sách giáo khoa Trung Quốc đưa nội dung cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Vậy quan điểm của bà về vấn đề này thế nào?
Phải nói thẳng điều đó là không được phép. Với tất cả các bằng chứng lịch sử thì Trung Quốc không được làm điều đấy.
Xin cảm ơn bà!
Phạm Thịnh
Bình luận