Vào năm Mậu Tuất 2018, Rằm tháng Giêng sẽ rơi vào thứ 5 ngày 1/3 và thứ 6 ngày 2/3. Ngày chính rằm (ngày 15 âm lịch) là ngày Quý Tỵ, tháng Giáp Dần. Năm nay nên cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính rằm - 15 tháng Giêng là tốt nhất và nên cúng vào buổi sáng sớm. Và giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng là giờ Mão (5h-7h), giờ Thìn (7h-9h).
Thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ (từ 11h - 13h) ngày 2/3 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch).
Tuy nhiên, nếu gia đình không sắp xếp được công việc để cúng vào giờ Ngọ ngày 15/1 âm lịch có thể cúng trước từ sáng ngày 1/3 dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 19h ngày 2/3 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch). Ngoài ra, vào ngày 14 hoặc chính rằm, người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc… cho cả năm.
Rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên trong năm, người Việt tin rằng ngày ấy đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của Phật Tử. Đây còn là ngày vía Thiên Quan, người ta đến chùa dâng sao để giải hạn. Trong dân gian, với số đông người theo phong tục thờ cúng tổ tiên thì rằm tháng Giêng trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn.
Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái Phật, có gia đình cúng Thổ công, Thần Tài hoặc cúng âm hồn các đẳng… nhưng bao giờ cũng có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn thuận lợi.
Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo và chưa được khoa học chứng minh cụ thể.
Video: Vì sao cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng?
Bình luận