(VTC News) – Thành viên UBTVQH góp ý, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII tới đây Chính phủ cần có báo cáo về vụ việc ở Tiên Lãng vì đây là vấn đề nóng được đông đảo cử tri quan tâm.
Theo ông Huỳnh Ngọc Sơn, trong báo cáo chung của Chính phủ về kinh tế xã hội Chính phủ nên báo cáo tình hình vụ Tiên Lãng, vì đây là vấn đề phức tạp được dư luận không những trong nước mà cả ở nước ngoài hết sức quan tâm.
“Đây là vấn đề nóng, ĐBQH có thể chất vấn tại Quốc hội, vì vậy nên có báo cáo cho ĐBQH có thông tin để bớt đi chất vấn tại Quốc hội" - Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Cũng đưa ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đồng tình, trong báo cáo của Chính phủ về an ninh trật tự, an toàn xã hội thì cần nêu vấn đề giao thông là trọng tâm, cùng với đó nên đưa rõ thông tin về vấn đề Tiên Lãng – như vậy phù hợp với tổng hợp của Ủy ban TƯ MTTQ để các ĐBQH căn cứ vào tập trung thảo luận.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha nhấn mạnh đến 4 vấn đề tập trung báo cáo trước Quốc hội gồm: tình hình KTXH, khiếu nại tố cáo trong đó tập trung chủ yếu về đất đai, an toàn giao thông, phòng chống tham nhũng và tiết kiệm chống lãng phí.
Theo ông Pha, đây là những vấn đề quan trọng mà Quốc hội cũng như cử tri cả nước rất quan tâm.
Góp ý cho nội dung phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm sẽ báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm hiện nay “độ nóng” không giảm mà mỗi ngày một nóng hơn, tất cả các cuộc tiếp xúc cử tri không có cuộc nào không đề cập đến vấn đề này.
Theo đó, Chính phủ nên có báo cáo 5 năm về vấn đề này gửi ĐBQH – ông Hiện nhấn mạnh đây là việc tốt, cung cấp thông tin cần thiết để ĐBQH nghiên cứu, nắm bắt và cử tri cũng đòi hỏi vấn đề này.
Về vấn đề an toàn giao thông, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu, hiện nay trật tự xã hội diễn biến phức tạp và an toàn giao thông là những vấn đề làm cử tri rất bức xúc.
Ông Ksor Phước đề nghị trong báo cáo tổng hợp của Chính phủ nên có những định hướng để ĐBQH nói quan điểm, ý nghĩ của mình và đề xuất với nhà nước trong việc xử lý các vấn đề đang bức xúc của đất nước.
Cần tập hợp trí tuệ của 500 ĐBQH về đề án tái cơ cấu kinh tế
Một nội dung khác được các thành viên UBTVQH quan tâm cho ý kiến liên quan đến Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ DN, tại buổi làm việc sáng nay, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ủy ban Tài chính ngân sách phối hợp với Bộ Tài chính rà soát lại những quy định nào liên quan tới luật thuế, về miễn, giảm, giãn thuế để trình Quốc hội, qua đó Quốc hội sẽ ra Nghị quyết về vấn đề này.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị Chính phủ báo cáo thêm về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) và các giải pháp của Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ các DN ổn định sản xuất, góp phần bảo đảm việc làm cho người lao động và an sinh xã hội.
Cùng với đó, Chính phủ cũng cần làm rõ thêm về công tác điều hành tiền tệ, lãi suất từ tháng 10/2011 đến nay và các giải pháp nhằm hạ lãi suất tín dụng, phục vụ sản xuất còn khoảng 14-16% để tạo thuận lợi cho các DN, hộ gia đình, cá nhân tiếp cận được vốn vay để ổn định, phát triển sản xuất và tái cơ cấu DN theo yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế.
Góp ý về đề tái cơ cấu kinh tế, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cần đưa đề án ra thảo luận trước Quốc hội trong kỳ họp tới để tập hợp trí tuệ của 500 ĐBQH về vấn đề này.
Kiều Minh
Tại phiên họp thứ 8 của UB TVQH sáng nay (5/5) với nội dung cho ý kiến về kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII sắp tới, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn góp ý như vậy.
Vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng) được đông đảo cử tri quan tâm và cần được báo cáo Quốc hội (Ảnh: Internet) |
“Đây là vấn đề nóng, ĐBQH có thể chất vấn tại Quốc hội, vì vậy nên có báo cáo cho ĐBQH có thông tin để bớt đi chất vấn tại Quốc hội" - Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Cũng đưa ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đồng tình, trong báo cáo của Chính phủ về an ninh trật tự, an toàn xã hội thì cần nêu vấn đề giao thông là trọng tâm, cùng với đó nên đưa rõ thông tin về vấn đề Tiên Lãng – như vậy phù hợp với tổng hợp của Ủy ban TƯ MTTQ để các ĐBQH căn cứ vào tập trung thảo luận.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha nhấn mạnh đến 4 vấn đề tập trung báo cáo trước Quốc hội gồm: tình hình KTXH, khiếu nại tố cáo trong đó tập trung chủ yếu về đất đai, an toàn giao thông, phòng chống tham nhũng và tiết kiệm chống lãng phí.
Theo ông Pha, đây là những vấn đề quan trọng mà Quốc hội cũng như cử tri cả nước rất quan tâm.
Góp ý cho nội dung phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm sẽ báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm hiện nay “độ nóng” không giảm mà mỗi ngày một nóng hơn, tất cả các cuộc tiếp xúc cử tri không có cuộc nào không đề cập đến vấn đề này.
Theo đó, Chính phủ nên có báo cáo 5 năm về vấn đề này gửi ĐBQH – ông Hiện nhấn mạnh đây là việc tốt, cung cấp thông tin cần thiết để ĐBQH nghiên cứu, nắm bắt và cử tri cũng đòi hỏi vấn đề này.
Về vấn đề an toàn giao thông, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu, hiện nay trật tự xã hội diễn biến phức tạp và an toàn giao thông là những vấn đề làm cử tri rất bức xúc.
Ông Ksor Phước đề nghị trong báo cáo tổng hợp của Chính phủ nên có những định hướng để ĐBQH nói quan điểm, ý nghĩ của mình và đề xuất với nhà nước trong việc xử lý các vấn đề đang bức xúc của đất nước.
Cần tập hợp trí tuệ của 500 ĐBQH về đề án tái cơ cấu kinh tế
Một nội dung khác được các thành viên UBTVQH quan tâm cho ý kiến liên quan đến Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ DN, tại buổi làm việc sáng nay, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ủy ban Tài chính ngân sách phối hợp với Bộ Tài chính rà soát lại những quy định nào liên quan tới luật thuế, về miễn, giảm, giãn thuế để trình Quốc hội, qua đó Quốc hội sẽ ra Nghị quyết về vấn đề này.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị Chính phủ báo cáo thêm về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) và các giải pháp của Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ các DN ổn định sản xuất, góp phần bảo đảm việc làm cho người lao động và an sinh xã hội.
Cùng với đó, Chính phủ cũng cần làm rõ thêm về công tác điều hành tiền tệ, lãi suất từ tháng 10/2011 đến nay và các giải pháp nhằm hạ lãi suất tín dụng, phục vụ sản xuất còn khoảng 14-16% để tạo thuận lợi cho các DN, hộ gia đình, cá nhân tiếp cận được vốn vay để ổn định, phát triển sản xuất và tái cơ cấu DN theo yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế.
Góp ý về đề tái cơ cấu kinh tế, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cần đưa đề án ra thảo luận trước Quốc hội trong kỳ họp tới để tập hợp trí tuệ của 500 ĐBQH về vấn đề này.
Kiều Minh
Bình luận