• Zalo

Ném vợ xuống sông: Chồng nói muốn 'giúp sức'

Pháp luậtThứ Hai, 03/06/2013 08:00:00 +07:00Google News

Lý giải về hành động ném vợ xuống sông Đuống, đối tượng cho rằng vì vợ muốn chết nên “giúp”, tuy nhiên diễn biến của sự việc cho thấy đó là hành vi giết người.

Lý giải về hành động ném vợ xuống sông Đuống, đối tượng Đức cho rằng vì vợ muốn chết nên “giúp”, tuy nhiên diễn biến của sự việc cho thấy đó là hành vi giết người.

Theo luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) thì hành vi bế vợ thả xuống sông Đuống của đối tượng Nguyễn Kim Đức (SN 1948) ở phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội, là hành vi giết người.

Căn cứ vào lời khai bước đầu của đối tượng cũng như hoàn cảnh xảy ra sự việc, đối tượng đã giết người vì động cơ đê hèn, tội phạm và hình phạt được quy định tại Điểm q điều 93 Bộ LHS. Phạm tội trong trường hợp này sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

cầu đuống, ném vợ
Cầu Đuống - nơi xảy ra sự việc.  

Động cơ đê hèn được thể hiện ở chỗ nạn nhân Nguyễn Thị Hiền (SN 1963) là vợ của đối tượng, bà này bị bệnh tai biến. Ở hoàn cảnh này với trách nhiệm của người chồng, Nguyễn Kim Đức cần phải chạy chữa, chăm sóc và động viên để vợ mau lành bệnh, thế nhưng chỉ vì tức tối lặt vặt mà ra tay gây án để từ bỏ trách nhiệm của mình.

Mặc dù Nguyễn Kim Đức khai do vợ muốn chết nên mới “giúp sức” và thực tế bà Hiền cũng đã có lần uống thuốc diệt cỏ và cho tay vào ổ diện để tự tử. Tuy nhiên, hành vi tự sát đó chỉ là hành động mù quáng mang tính nhất thời khi bế tắc. Khi bị chồng bế ném xuống sông, bà Hiền vẫn cố gắng bám chặt vào thành cầu và kêu cứu khẩn thiết.

Theo luật sư Giang Hồng Thanh, hành vi ném vợ xuống sông của Nguyễn Kim Đức ngay giữa ban ngày đông người đi lại, có dấu hiệu bất thường về mặt tâm lý. Theo một cán bộ phường Giang Biên, Nguyễn Kim Đức có tiền sử tâm thần, đã từng đi chữa trị.

“Trong những vụ án mà hành vi của thủ phạm có những dấu hiệu không bình thường, cùng với những căn cứ khác để nghi vấn đối tượng có dấu hiệu tâm thần, thì cơ quan điều tra sẽ phải đưa họ đi giám định” – luật sư Thanh cho biết.

Theo quy định tại Điều 13 Bộ Luật Hình sự: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Trường hợp người phạm tội chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình gây ra, khi ra tòa, hội đồng xét xử sẽ xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.

Sau hơn 1 ngày xảy ra sự việc, phía gia đình và cơ quan chức năng vẫn đang tổ chức tìm kiếm thi thể nạn nhân trên sông.
 

Theo Dân Việt
Bình luận
vtcnews.vn